Chứng minh AM.AB=AN.AC
Bài 1: Cho tam giác ABC có AB= 28cm, AC= 35cm, góc A= 60 độ. Tính BC
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh rằng:
a) AM.AB=AN.AC
b) AM.AB+AN.AC= 2 MN2
c) AM.BM+AN.CN= AH2
d) BM/CN = AB3/AC3
Bài 2:
a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHB vuông tại H có HM là đường cao ứng với cạnh huyền AB,ta được:
\(AM\cdot AB=AH^2\)(1)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHC vuông tại H có HN là đường cao ứng với cạnh huyền AC, ta được:
\(AN\cdot AC=AH^2\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(AM\cdot AB=AN\cdot AC\)
b) Xét tứ giác AMHN có
\(\widehat{NAM}=90^0\)
\(\widehat{ANH}=90^0\)
\(\widehat{AMH}=90^0\)
Do đó: AMHN là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)
Suy ra: AH=MN
Ta có: \(AM\cdot AB+AN\cdot AC\)
\(=AH^2+AH^2\)
\(=2AH^2=2\cdot MN^2\)
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC. Chứng minh AM.AB = AN.AC. b) Chứng minh HB.HC = MA.MB + NA.NC
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M và N lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ H xuống AB và AC. Chứng minh
a) A H 2 = A M . A B ;
b) AM,AB = AN.AC
c) Δ A M N ∽ Δ A C B .
Cho ΔABC , đường cao AH với H thuộc BC và AB<AC . Gọi hình chiếu của H lên các đoạn thẳng AB AC , lần lượt là M và N.
a) Chứng minh ΔAHM ~ ΔABH . Từ đó chứng minh AH^2= AM.AB .
b) Chứng minh AM.AB=AN.AC . Từ đó chứng minh ΔAMN~ΔACB .
c) Giả sử ΔABC vuông tại A và AB=6cm và AC=8cm . Tính tỷ số diện tích của tứ giác BMNC và ΔABC
d) Chứng minh 4 đường trung trực của các đoạn thẳng BM,MN,NC,CB đồng quy tại một điểm.
tui còn mỗi câu c và d thôi ai giúp với
c) Vì tam giác ABC vuông tại A \(\Rightarrow AMHN\) là hình chữ nhật
Ta có: \(\dfrac{S_{BMNC}}{S_{ABC}}=\dfrac{S_{ABC}-S_{AMN}}{S_{ABC}}=1-\dfrac{S_{AMN}}{S_{ABC}}\)
Ta có: \(\dfrac{S_{AMN}}{S_{ABC}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}.AM.AN}{\dfrac{1}{2}.AB.AC}=\dfrac{AM.AN}{AB.AC}=\dfrac{AM.AB.AN.AC}{\left(AB.AC\right)^2}\)
\(=\dfrac{AH^2.AH^2}{\left(AH.BC\right)^2}=\dfrac{AH^4}{\left(AH.BC\right)^2}=\dfrac{AH^2}{BC^2}\)
Ta có \(\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AC^2}=\dfrac{1}{6^2}+\dfrac{1}{8^2}\Rightarrow AH=\dfrac{24}{5}\left(cm\right)\)
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\)
\(\Rightarrow\dfrac{S_{AMN}}{S_{ABC}}=\dfrac{\left(\dfrac{24}{5}\right)^2}{10^2}=\dfrac{144}{625}\Rightarrow\dfrac{S_{BMNC}}{S_{ABC}}=1-\dfrac{144}{625}=\dfrac{481}{625}\)
d) Ta có: \(\angle ANH+\angle AMH=90+90=180\Rightarrow AMHN\) nội tiếp
\(\Rightarrow\angle ANM=\angle AHM=\angle ABC\left(=90-\angle BHM\right)\)
\(\Rightarrow BMNC\) nội tiếp
\(\Rightarrow\) 4 đường trung trực của các đoạn thẳng BM,MN,NC,CB đồng quy
a) Xét ΔAHM vuông tại M và ΔABH vuông tại H có
\(\widehat{HAM}\) chung
Do đó: ΔAHM\(\sim\)ΔABH(g-g)
Suy ra: \(\dfrac{AH}{AB}=\dfrac{AM}{AH}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)
hay \(AH^2=AM\cdot AB\)(Đpcm)
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC. Chứng minh AM.AB =AB^2- AN.AC.
Lời giải:
Áp dụng HTL trong tam giác vuông với tam giác $AHB, AHC$:
$AM.AB=AH^2$
$AN.AC=AH^2$
Do đó nếu muốn cm $AM.AB=AB^2-AN.AC$ thì:
$AH^2=AB^2-AH^2$
$\Leftrightarrow 2AH^2=AB^2$
Cái này thì không có cơ sở để cm. Bạn coi lại đề.
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ H xuống AB và AC.
Chứng minh:
a) AM.AB = AN.AC
b) ∆AMN đồng dạng ∆ACB
a: Xét ΔAHB vuông tại H có HM là đường cao
nên \(AM\cdot AB=AH^2\left(1\right)\)
Xét ΔAHC vuông tại H có HN là đường cao
nên \(AN\cdot AC=AH^2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(AM\cdot AB=AN\cdot AC\)
b: \(AM\cdot AB=AN\cdot AC\)
=>\(\dfrac{AM}{AC}=\dfrac{AN}{AB}\)
Xét ΔAMN và ΔACB có
\(\dfrac{AM}{AC}=\dfrac{AN}{AB}\)
\(\widehat{MAN}\) chung
Do đó: ΔAMN đồng dạng với ΔACB
*Cho \(\Delta\)ABC nhọn , đường cao AH. Các điểm m và n lần lượt là hình chiếu vương góc của H trên AB, AC . Chứng minh rằng:
a) AM.AB = AN.AC
b) tứ giác BMNC nội tiếp .
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 8cm, AC = 6cm, đường cao AH. a) Tính BC, BH, AH. b) Gọi M, N lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Chứng minh rằng : AM.AB = AN.AC
\(a,\text{Áp dụng PTG:}BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=10\left(cm\right)\\ \text{Áp dụng HTL:}\left\{{}\begin{matrix}BH=\dfrac{AB^2}{BC}=6,4\left(cm\right)\\AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=4,8\left(cm\right)\end{matrix}\right.\\ b,\text{Áp dụng HTL:}\left\{{}\begin{matrix}AM\cdot AB=AH^2\\AN\cdot AC=AH^2\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow AM\cdot AB=AN\cdot AC\)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường cao AK. Biết AB = 12cm, AC = 16cm.
a) Gọi M, N là hình chiếu vuông góc của K lần lượt lên AB, AC.
Chứng minh: AM.AB = AN.AC
b) Chứng minh: KM2 + KN2 = KB.KC.
c) Chứng minh: AM.BM + AN.CN = KB.KC
a) Tam giác AKB vuông tại K có đường cao KM nên \(AK^2=AM.AB\)
Chứng minh tương tự, ta có \(AK^2=AN.AC\)
Từ đó suy ra \(AM.AB=AN.AC\) (đpcm)
b) Tam giác KMN vuông tại K nên \(KM^2+KN^2=MN^2\)
Dễ thấy tứ giác AMKN là hình chữ nhật, suy ra \(AK=MN\). Từ đó \(KM^2+KN^2=AK^2\).
Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AK nên \(AK^2=KB.KC\)
Thế thì \(KM^2+KN^2=KB.KC\) (đpcm)
c) Tam giác AKB vuông tại K, có đường cao KM nên \(AM.BM=KM^2\)
Tương tự, ta có \(AN.CN=KN^2\)
Từ đó \(AM.BM+AN.CN=KM^2+KN^2\)
Theo câu b), \(KM^2+KN^2=KB.KC\)
Do đó \(AM.BM+AN.CN=KB.KC\) (đpcm)