vẽ hình và giải hộ mình bài này nha
cho tam giác ABC có A=60o, AB=6cm,AC=10cm, AD là phân giác. Tính AD
vẽ hình và giải hộ mình bài này nha
cho tam giác ABC có A=60o, AB=6cm,AC=10cm, AD là phân giác. Tính AD
Cho tam giác ABC vuông tại A các điểm D,e thuộc BC sao cho BD=DE=EC biết AD=10 AE=15 Tính BC
hãy tìm độ dài cạnh đáy của một tam giác cân,nếu đường cao kẻ xuống đáy có độ dài là 5 và đường cao kẻ xuống cạnh bên có độ dài là 6
Đặt BC=a (cm) (a>0)
AB=AC=b (cm) (b>0)
AH là đường cao tương ứng với đáy
Theo định lý Py - Ta -Go, ta có:
\(AB^2=AH^2+BH^2=25+\dfrac{a^2}{4}\left(1\right)\)
Mà \(2S=5a=6b\Rightarrow a=\dfrac{6b}{5}\left(2\right)\)
Thay (2) vào (1), ta được:
\(AB^2=25+\dfrac{a^2}{4}\)
\(\Leftrightarrow b^2=25+\dfrac{\left(\dfrac{6b}{5}\right)^2}{4}\)
\(\Leftrightarrow b^2=25+\dfrac{\dfrac{36b^2}{25}}{4}\)
\(\Leftrightarrow b^2=25+\dfrac{36b^2}{100}\)
\(\Leftrightarrow b^2=\dfrac{2500+36b^2}{100}\)
\(\Leftrightarrow100b^2=2500+36b^2\)
\(\Leftrightarrow64b^2=2500\Rightarrow b^2=39,0625\Rightarrow b=6,25\left(cm\right)=AB=AC\)
Thay b=6,25(cm) vào (2), ta được:
\(a=\dfrac{6.6,25}{5}=7,5\left(cm\right)=BC\)
Vậy độ dài cạnh đáy của tam giác cân đó là : 7,5 (cm)
Trong một tam giác với các cạnh có độ dài 6, 7, 9 kẻ đường cao đến cạnh lớn nhất. Hãy tìm độ dài đường cao này và các đoạn thẳng mà nó định ra trên cạnh lớn nhất đó
Trong một tam giác với các cạnh có độ dài 6, 7, 9 kẻ đường cao đến ...
P/s : tìm kiếm trước khi hỏi , okie :v
Câu 1
Trên bờ đường thẳng AB . vẽ một đường thẳng AD sao cho AD = 8,BD = 10 (cm) ( D thuộc BD)
Ta lại thấy : 10^2 = 6^2 + 8^2
=> áp dụng định lí Pi-ta-go
=> tam giác ABD vuông tại A
*) Xét tam giác ABD và tam giác HBA có:
góc A = góc H = 90 độ
Góc B chung
=> tam giác ABD đồng dạng với tam giác HBA ( g-g)
=> AB/HB = BD/AB
=> HB = AB.AB / BD
= 6^2/10 = 3,6 cm
BC = HB + HC = 3,6 + HC =9
=> HC = 5,4 (cm)
Xét tam giác ABH vuông tại H
=> AH^2 = AB^2 - BH^2
=> AH^2 =6^2 - 3,6^2 = 23,04
=> AH = 4,8 (cm)
Vậy độ dài đường cao đó là 4,8 cm và các đoạn thẳng nó định ra trên cạnh lớn lần lượt là 3,6 cm và 5,4 cm
Cho tam giác ABC vuông tại A có :
AB = c ; AC = b ; BC = a
Chứng minh rằng : \(\left(b+c\right)^2\le2a^2\)
Bài này sin sin, cos có gì đó mà mình đang tịt ngòi, chưa ra........ :D, giải theo cách này vậy........
Gọi đường cao xuất phát từ đỉnh A đến BC là h, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:
\(\dfrac{1}{h^2}=\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\)
Áp dụng BĐT Cauchy vào 2 số không âm \(\dfrac{1}{b^2}\) và \(\dfrac{1}{c^2}\), ta có:
\(\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\ge2\sqrt{\dfrac{1}{b^2c^2}}=\dfrac{2}{bc}\)
\(\Rightarrow\)\(\dfrac{1}{h^2}\ge\dfrac{2}{bc}\)
\(\Leftrightarrow1\ge\dfrac{2h^2}{bc}\)
\(\Leftrightarrow bc\ge2h^2\)
Mà theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì \(bc=ah\)
\(\Rightarrow ah\ge2h^2\)
\(\Leftrightarrow a\ge2h\)
\(\Leftrightarrow a^2\ge2ah\)
\(\Leftrightarrow a^2\ge2bc\)
\(\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2\ge b^2+c^2+2bc\)
\(\Leftrightarrow a^2+a^2\ge\left(b+c\right)^2\) ( Định lí Py-ta-go)
\(\Leftrightarrow2a^2\ge\left(b+c\right)^2\) (đpcm)
cho tam giac ABC vuông ở A , đường cao AH . D,E lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC . biết BH= 4cm; HC= 9cm
a) tính DE
b) CM : AD*AB=AE*AC
c) các đường thẳng vuông với DE tại D và E lần lượt căt BC tại M và N. Chứng minh M là trung điểm BH và N là trung điểm HC
d) tính diện tích tứ giác DENM
CAC BẠN GIÚP MIK NHÉ MIK CẦN GẤP LẮM IU CÁC BẠN NHIỀU LÉM
a: \(AH=\sqrt{HB\cdot HC}=6\left(cm\right)\)
Xét tứ giác ADHE có \(\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=\widehat{DAE}=90^0\)
nên ADHE là hình chữ nhật
Suy ra: AH=DE=6(cm)
b: Xét ΔAHB vuông tại H có HD là đường cao
nên \(AD\cdot AB=AH^2\left(1\right)\)
Xet ΔAHC vuông tại H có HE là đường cao
nên \(AE\cdot AC=AH^2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(AD\cdot AB=AE\cdot AC\)
Cho tam giác ABC vuông tại A và AC=1/2BC. TÍNH các tỉ số lượng giác của góc B và C
XétΔABC vuông tại A có AC=1/2BC
nên \(\widehat{B}=30^0\)
\(\sin B=\cos C=\dfrac{1}{2}\)
\(\sin C=\cos B=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)
\(\tan B=\cot C=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\tan C=\cot B=\sqrt{3}\)
Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A. Từ O trong tam giác ABC kẻ \(OD\perp BC,OE\perp AC,OF\perp AB\). Hãy xác định vị trí của O để \(OD^2+OE^2+OF^2\)
1) Rút gọn : \(C=\dfrac{2}{\sqrt{x}+3}-\dfrac{1}{\sqrt{x}-3}+\dfrac{\sqrt{x}}{9-x}\)
\(D=\sqrt{xy}-\sqrt{\dfrac{x}{y}}+\sqrt{\dfrac{1}{xy}}+2\sqrt{\dfrac{y}{x}}\)
2)Cho biểu thức :
\(A=\dfrac{15\sqrt{x}-11}{x+2\sqrt{x}-3}+\dfrac{3\sqrt{x}-2}{1-\sqrt{x}}-\dfrac{2\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+3}\)
a.rút gọn
b.tìm x để A = \(\dfrac{1}{2}\)
Bài 2:
a: \(A=\dfrac{15\sqrt{x}-11}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}-\dfrac{\left(3\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+3\right)}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}-\dfrac{\left(2\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)
\(=\dfrac{15\sqrt{x}-11-3x-9\sqrt{x}+2\sqrt{x}+6-2x+2\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)
\(=\dfrac{-5x+7\sqrt{x}-2}{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-1\right)}\)
\(=\dfrac{-5\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+3}\)
b: Để A=1/2 thì \(\dfrac{-5\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}+3}=\dfrac{1}{2}\)
\(\Leftrightarrow-10\sqrt{x}+2=\sqrt{x}+3\)
hay \(x\in\varnothing\)
cho tam giác ABC vuông ở A, biết BC=15cm, AC=12cm
tính độ dài đường phân giác AD (D thuộc BC) làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai
Kẻ đường cao DM và đường cao DN của \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACD\).
Tam giác ABC vuông tại A
\(\Rightarrow BC^2=AB^2+AC^2\) (pytago)
=> AB = 9 (cm)
AMDN là hình chữ nhật \(\left(\widehat{DMA}=\widehat{MAN}=\widehat{AND}=90^0\right)\) có AD là tia phân giác
=> AMDN là hình vuông
\(\Rightarrow AD=\sqrt{2}DM\) và \(DM=DN\)
\(S_{ABC}=S_{ABD}+S_{ACD}\)
\(\dfrac{1}{2}AB.AC=\dfrac{1}{2}DM.AB+\dfrac{1}{2}DN.AC\)
=> DM = \(\dfrac{36}{7}\) (cm)
=> AD \(\approx7,27\) (cm)