Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:12

Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?

A. Miêu tả cửa hàng của người bán cá

B. Kể chuyện về người mua cá

C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu

D. Kể chuyện về chiếc biển hiệu

Bình luận (0)
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 20:08

Chọn D

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 20:08

Chọn D

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
3 tháng 12 2023 lúc 22:30

 Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa - Kiều Phương. Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Người anh trai đặt biệt hiệu cho cô bé là Mèo. Nhờ bé Quỳnh mà chú Tiến Lê - họa sĩ, phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:38

Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 7:22

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Minh Duong
13 tháng 9 2023 lúc 16:11

D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 10 2023 lúc 16:16

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
29 tháng 11 2023 lúc 19:44

- Phần 3 kể lại việc sau buổi tan học ở trường cậu bé Hồng đã gặp lại trong niềm vui sướng và hạnh phúc khôn xiết.

- Theo em, đoạn 3 là nội dung chính trong văn bản

- Ở đoạn 3 chú bé Hồng gặp lại mẹ được mẹ ôm ấp, vuốt ve trong lòng đầy yêu thương và trìu mến như vậy có liên quan mật thiết tới nhan đề “Trong lòng mẹ” của tác phẩm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2017 lúc 3:26

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bình luận (0)
Đoàn Quang Minh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
7 tháng 12 2019 lúc 11:53

Tham khảo: Bài 1 :

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.

Bài số 2:

Hôm trước, ở trên báo em có được đọc một câu chuyện rất cảm động về tấm lòng nhân ái, khi có lòng nhân ái, con người trở nên gần nhau hơn, ki ấy mối quan hệ giữa con người với con người cũng thật thiêng liêng, đáng quý.

Trên một tờ báo của Anh có đăng một câu chuyện về tình nhân ái, lòng thương cao cả giữa một người đàn ông với hai mẹ con khi cùng gặp nạn trên con tài Titanic. Thảm họa tàu titanic đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Trong sự đau thương bao trùm ấy, chúng ta vẫn cảm động bởi tình người mà con người dành cho nhau.

Khi con thuyền Titanic chìm, mọi người trên tàu đều vô cùng hoảng hốt, lúc đứng trên bờ vực giữa sự sống và cái chết ấy, theo lẽ thường mọi người sẽ nghĩ đến sự an toàn của mình đầu tiên, nhưng không hoàn toàn như vậy.

Một người đàn ông khi đang chấp chới giữa dòng đại dương mênh mông, dữ dội đã nhìn thấy một người phụ nữ đang che chở cho đứa con nhỏ. Trên người đàn ông có chiếc phao cứu hộ nên tỉ lệ sống sẽ cao hơn hai mẹ con nọ. Nhưng hành động của người đàn ông ấy thật khiến chúng ta cảm động, anh ta đã nhường hi vọng sống duy nhất của mình cho hai mẹ con.

Hành động của người đàn ông thật đáng quý, anh ta đã nhường hi vọng sống của mình, đổi lại sự bình yên cho hai mẹ con. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự thiêng liêng của tình thương, lòng nhân ái trong cuộc sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
7 tháng 12 2019 lúc 17:39

3_

Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.

Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.

Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đen ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

- Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.

Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

- Chú đánh giày hết hai mười ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”

Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
7 tháng 12 2019 lúc 19:43

1)

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân, tương ái từ lâu đời được ông cha ta thể hiện qua các câu tục ngữ như “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tinh thần nhân ái được thể hiện ở mọi nơi trên đất nước ta và ở trường em cũng vậy, tinh thần này luôn được gìn giữ và phát huy.

Trong một năm học, trường em tổ chức rất nhiều các hoạt động thể hiện lòng nhân ái. Dịp đầu năm thầy cô và các bạn học sinh trong trường đã tấp nập tổ chức hoạt động khuyên góp quần áo, sách vở và đồ dùng cũ để ủng hộ các bạn học sinh ở vùng núi, các dân tộc thiểu số xa xôi, là những nơi thiếu thốn về điều kiện để học tập góp phần giúp đỡ được phần nào về mặt vật chất và tinh thần để các bạn cố gắng phấn đấu hơn trong học tập.

Hoạt động này thu hút rất nhiều thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường tham gia, thậm chí cả những bậc phụ huynh của các bạn học sinh cũng muốn góp một chút sức mình vào hoạt động có ý nghĩa này. Dù ít hay nhiều thì đây cũng chính là tấm lòng của mọi người muốn gửi tới các bạn ở vùng núi còn gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động này thu được kết quả rất tốt đẹp hứa hẹn nhiều hoạt động ý nghĩa tiếp theo. Không dừng lại ở đó, đến khoảng giữa năm học cũng là khoảng thời gian gần cuối của một năm, cả nước đang tấp nập chuẩn bị cho một cái Tết Nguyên Đán truyền thống của cả dân tộc, thì trường em cũng có những hoạt động riêng của mình, đó là việc khuyên góp để mua quà Tết cho những bạn học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động không phải ép buộc đối với các bạn học sinh trong trường mà là tùy vào tấm lòng của mỗi học sinh và giáo viên.

Nhưng tất cả mọi người tham gia rất nhiệt tình, vì ai cũng muốn góp một chút công sức nhỏ bé để các bạn gia đình hoàn cảnh khó khăn có một cái Tết thật ấm áp và hạnh phúc.

Riêng đối với lớp em, hoạt động ý nghĩa nhất của năm học này thể hiện rõ tinh thần nhân ái đó là đã mua được một chiếc xe lăn dành tặng cho một bạn học sinh trong lớp khi sinh ra không may mắn đã bị khuyết tật từ nhỏ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa