Những câu hỏi liên quan
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Aaron Lycan
6 tháng 5 2021 lúc 12:41

     "Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ". Câu văn trên đã khuyên ta được phần nào về ý nghĩa trong cuộc sống.Và bạn có biết để hoàn thành được những thành công lớn trong cuộc đời, bạn pjải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.

        Thời đại bây giờ, đã có rất nhiều con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nhưng chẳng có con đường nào bằng phẳng, chẳng có con đườn nào trải đầy hoa hồng mà lại dẫn đến vinh quang, họ không thể bắt đầu những thứ lớn lao ngay được. Chính vậy, họ phải cố gắng khi họ còn rất " bé", và sau đó, khi họ thành công, họ trở thành một thứ lớn hơn nhiều. Và khi họ đã "lớn" hơn, họ sẽ thấy những gì nhỏ bé thật là đáng quý.

       Nghe có vẻ hơi khó hiểu, vậy để em lấy một ví dụ dễ hiểu hơn. Khi cìn là học sinh, các bạn ai cũng mong ước là một học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Nhưng làm sao mà có thể học giỏi ngay được. Các bạn phải học lại từ những kiến thức cơ bản và dễ dàng nhất. Cũng như phòng giáo dục đã cho chúng ta học lớp 1 dễ trước, rồi mới đến lớp 2, lớp 3,.....sau, như thế dần dần ta sẽ biết thêm nhiều kiến thức một cách dễ dàng hơn. Chứ nếu cho một đứa trẻ lớp 1 làm 1 bài toán lớp 7 thì sao, tất nhiên là em ấy sẽ không làm được rồi. Mọi người cũng vậy, hãy bết trân tọng những gì nhỏ bé vì nó chính là khởi nguồn của tất cả.

       Có thể mọi người còn nhớ, nhưng có khi mọi người đã quên. Em, xin lấy một ví dụ rất đỗi thân quen với mọi người để mọi người hiểu. Khi mới vào hoc24, mỗi người đều có câu trả lời, câu hỏi, GP,SP, người theo dõi, Đang theo dõi đều bắt đầu từ con số 0. Nhưng rồi thời gian dần trôi đi, kiến thức của các bạn đã càng nhiều, khiến các khái niệm trên ngày càng tăng. Nhưng khi đó, liệu các bạn còn nhớ vạch xuất phát của mình, đó là con số không. Ngay cả em cũng đã quên cho đến khi em nhìn thấy bài viết này của cô. Em đã nhớ lại những khó khăn, những con số GP tưởng chừng ít ỏi nhưng hồi đó đối với em cũng là rất nhiều. Em đã bỏ lại những thứ đó sau lưng để tiếp tục tiến về phía trước.Bây giờ, em đã biết trân trọng điểm GP xuất phát của mình. Mọi người à, dù chúng ta có vĩ đãi hay tuyệt vời đến đâu thì quá khứ của chúng ta cũng đều rất nhỏ bé, hãy biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. Tất cả những gì nhỏ bé đều bị cho là vô nghĩa và vô dụng nhưng thật không thể không phủ nhận rằng liệ những gì to lớn mà ta ngưỡng mộ có bắt nguồn từ những gì nhỏ bé không.

     Một cuộc sống luôn tràn đầy những điều ước, những ước mơ. Chúng đều bắt nguồn từ những gì nhỏ bé nhất, vì thế hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé, hãy biết đến ý nghĩa của những thứ nhỏ bé

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 5 2021 lúc 5:13

Anh An nổi tiếng, chị Hoa mới vào được sâu bít, những nhà bác học đại tài mới phát minh ra những món đồ công nghệ mới có nhiều ứng dụng vào cuộc sống, Trấn Thành mới mua thêm vài cái xế hộp bạc tỷ,...Những tin tức chấn động làm xôn xao dư luận về những việc làm lớn lao, cao cả. Nó kích thích chúng ta cũng muốn được làm những việc lớn lao cao cả đó, được trở thành người nổi tiếng, được mang tiếng nói và câu chuyện của mình lan tỏa yêu thương tới toàn thể nhân loại thế giới, muốn được trở thành siêu anh hùng giải cứu những mảnh đời bất hạnh bảo vệ chính nghĩa,...Nhưng liệu rằng chúng ta có còn nhớ, cuộc sống của chúng ta có thể đạt được những thứ vĩ mô, lớn lao, cao cả ấy nhưng tạo thành cuộc sống của chúng ta lại là những điều rất nhỏ.

 

Để tạo được những thành công, để làm nên những điều phi thường trước hết bạn phải đi từ con số không, bạn phải trải quá một quá trình cố gắng, phấn đấu và khổ luyện để có được một thành tựu vững chắc và lâu bền. Và quá trình ấy đích thị là có xuất phải đơn sơ, mộc mạc, nhỏ bé. Một ví dụ đơn giản nhé, trước khi thành công với danh hiệu họa sĩ tài ba thế giới thì Lê-ô-na-đơ Vanh-xi đã phải học vẽ từ những quả trứng, ông tập vẽ trứng hơn một tháng sao cho chỉn chu và chắc chắn nhất. Một minh chứng đơn giản hơn đi, có phải trước khi đi thi Đại học, để làm được những câu vận dụng cao, mọi người cũng đều trải qua giải đoạn học lí thuyết hay làm những bài tập mức độ thông hiểu và vận dụng thấp chứ nhỉ? Những thử đơn giản, nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên cuộc sống của chúng ta.

Với cuộc sống gia đình, bè bạn cũng thế, nếu họ chỉ quan tâm "Ngày mai ăn ở nhà hàng nào? Bạn có chơi với những đứa dùng hàng hiệu hay không?,..." thì bạn đã chọn sai người bạn, người đồng hành rồi đấy. Cá nhân tôi nghĩ không phải những cái lớn lao đi ăn nhà hàng, ở khách sạn 5 sao, đi du lịch nước ngoài năm châu bốn bể,...mới là hạnh phúc mà gia đình, bạn bè có thể sắp xếp thời gian ngày một bữa cơm chung có thể ra tiệm bình dân ăn, cũng có thể nấu nướng tại nhà, chắc chắn bữa ăn đó sẽ gắn kết mọi người lại, mang đến nhiều tiếng cười và cực kì đáng giá, tạo nên những khoảnh khắc và kí ức tốt đẹp trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Điều tôi nói không phải rằng chúng ta chỉ nên quan tâm vào những điều nhỏ bé và không để tâm những thứ lớn lao, mà đã là con người chúng ta cần trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh ta, từng mối quan hệ tuy bé nhưng đáng giá,...để cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn và có mục tiêu phấn đấu để đạt được những cái vĩ mô hơn, lớn lao hơn, vĩ đại hơn cần thiết cho mỗi người. Nếu làm được điều ấy, chắn chắn bạn sẽ thành công.

Bình luận (2)
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 9:51

trong cuộc sống này ai cũng muốn làm những việc to lớn để mọi người có thể nhớ đến mình , nhưng mọi người lại quên rằng để làm đc những việc to lớn trước hết ta phải làm những việc rất nhỏ.

nhớ rằng hè năm ngoái tôi đc bố mẹ dẫn đi chơi ở biển. khi đang dạo bộ trên cát tôi thấy một câu bé đang nhặt những con sò lên và ném lại về phía biển

tôi thắc mắc hỏi : tại sao em lại làm như thế? kiểu gì thì những con sò đó cx sẽ chết thôi mà

câu bé đáp : em biết nhưng em là vậy nhưng em cảm thấy vui vì đã cứu giúp đc những con sò này

khi nghe đc vậy tui cx ngộ ra và vui vẻ giúp em

Bình luận (1)
Phạm Minh Đức
Xem chi tiết
FuJJi210508
Xem chi tiết
NgânNguyễn
16 tháng 7 2021 lúc 20:30

?.....

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 7 2021 lúc 20:39

a, Đại từ: Ai

Ý nghĩa: Chỉ mọi người chứ không riêng gì ai

b, Cụm DT: những điều rất nhỏ

c, Câu đơn

 AiCN// cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏVN

Bình luận (0)
Phuonganh Phan Phuong An...
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
15 tháng 5 2019 lúc 15:01

I. Mở bài: giới thiệu câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,” của Frank A.Clark
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng muốn mình thực hiện dược một điều gì cao cả và lớn lao. Vì điều đó mang lại cho chúng ta những niềm vui sướng trong cuộc sống. nhưng bên cạnh làm những điều lớn lao thì ta quên mất ta cũng nên quan tâm và chú ý đến gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. để nói đến hiện tượng này, Frank A.Clark đã có câu nói như sau “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”. Để biết rõ hơn về câu nói, chúng ta cùng đi phân thích câu nói này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”

- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: điều này thể hiện sự cố gắn, vươn lên những điều tốt đẹp và tươi đẹp hơn. Đây cũng là mục tiêu và đích đến của mỗi con người trong cuộc sống.
- “ Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”: điều này thể hiện tầm quan trọng của những việc nhỏ, để muốn làm nên việc lơn thì cần bắt đầu từ những việc nhỏ và không nên bỏ qua nó. Việc nhỏ là sự bắt đầu cho những điều lớn lao nhất.
=>Thể hiện sự vuon lên vượt qua khó khan để hướng tới cái lớn lao, cái vĩ đại nhưng lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt nhất.

2. Bình luận câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
a. Ý nghĩa của câu nói
- Sự cố gắn, vươn lên để làm những điều lớn lao là chính đáng, là đúng đắn và cần thiết với mỗi con người. trong chúng ta ai cũng phải học hỏi và khuyến khích hành động này.
- Đồng thời cần phải ý thức rằng cuộc sống là sự hội tụ và giao hòa giữa nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Đừng vì lí tưởng cao cả mà quên đi những điều nhỏ nhặt và không cần thiết. vì đôi khi những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
- Nêu ví dụ:
+ để làm được một công việc yêu thích thì ta phải qua quá trình học tập rèn luyện những điều nhỏ nhặt nhất
+ học ăn -> học nói - > học gói -> học mở
b. Phê phán
Phê phán cách nghĩ, lối nghĩ không tốt: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức: chúng ta phải luôn luôn kiểm soát bản than và luôn coi trọng những viejc nhỏ vì có việc nhỏ mới có việc lớn.
- Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.

III. Kết bài: nếu cảm nghĩ về câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- Nêu cảm nghĩ về câu nói
- Rút ra bài học kinh nghiệm

Bình luận (0)
Trần thị vân
Xem chi tiết
Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 9:48

Một bài viết từ mấy tháng trước! Đó là khi cô giáo đưa cho tôi một vài cái đề nghị luận xã hội, tôi đã suy nghĩ và chọn đề bài này, vì tôi cảm thấy nó rất gần gũi với mình. Tôi đang ở tuổi trẻ, và tôi đang đứng trước những con đường, những quyết định, lựa chọn cho tương lai cuộc sống của riêng tôi. Và tôi phải suy ngẫm thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Sống thế nào đây?? Hình như đã có lúc mình vội vàng. Hình như đã có lúc mình vô tư quá. Hình như đã có một khoảng thời gian, tôi đã vướng mắc vào tình trạng tương tự. Tôi viết bài này từ những suy nghĩ chân thực nhất của mình, và từ những gì tôi quan sát được từ cuộc sống!

Gấp lại những trang kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tôi nhận thấy Vũ Như Tô quả là một người thiếu thực tế. Dường như ông đã mơ tưởng tới một tầm quá cao về một Cửu Trùng Đài nguy nga mĩ lệ mà quên rằng còn có biết bao mảnh đời lầm than trong xã hội đang cần ngân khố để cải thiện cuộc sống. Cái đích lớn lao như vậy, thực tế, phải xuất phát từ những điều nhỏ bé là sự đóng góp và ủng hộ, dù chỉ là một xu, của nhân dân cũng như lợi ích dành cho chính họ. Như Fran KA Clark từng chiêm nghiệm: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.

Muốn là những khát vọng, đích đến mà mỗi người tự lựa chọn cho chính mình. Những học sinh như tôi thì mong muốn mình sẽ đỗ vào trường đại học mà mình mơ ước, bác nông dân thì mơ tới một mùa màng bội thu hay những người nghèo thì mơ tới một cuộc sống đủ cơm ăn áo mặc … Mong muốn của con người là vô tận và trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều người ấp ủ trong mình những điều lớn lao. Đó có thể là một khát vọng lớn, thành tựu lớn hay một dấu mốc lớn có thể khiến con người đổi đời. Nhưng một cái cây lớn lên từ một hạt mầm nhỏ bé, biển cả là sự hội tụ của vô vàn những giọt nước. Cái nhỏ làm nên cái lớn lao, vĩ đại. Những điều nhỏ bé có thể là điều bình dị đời thường, những điều vụn vặt ít được chú ý hay những gì giản đơn của cuộc sống. Từ đó chúng ta cần nhận thức một điều rằng mọi cái lớn lao trên đời đều bắt nguồn, được làm nên từ cái nhỏ bé. Và bên cạnh cái lớn vẫn luôn tồn tại những điều nhỏ bé cần được quan tâm.

Điều nhỏ bé lại có thể làm nên cái lớn lao ư? Thật vậy, có thể bạn không tin nhưng đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Thực tế đã chứng minh điều đó và chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của cái nhỏ. Nếu nhìn lại chặng đường lịch sử của đất nước, bạn sẽ thấy vận mệnh của Tổ quốc ta được làm nên từ sự hi sinh của những người lính. Họ không chỉ đổ máu trên những chiến trường khốc liệt mà còn hy sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi … cho sự nghiệp dân tộc. Có những nỗi đau không thể diễn tả thành lời và dù sau này, khi đất nước đã hòa bình, cuộc sống của họ vẫn tiếp tục nhức nhối bởi những di chứng và nỗi đau chiến tranh không thể chữa lành. Hay như người nông dân làm lụng quanh năm vất vả trông mong có một mùa bội thu với những cánh đồng lúa vàng tươi trải dài tít tắp. Họ không chỉ biết:

Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

mà còn nhờ vào đất đai phù sa màu mỡ và những hạt mầm tốt. Ai có thể đo được nỗi cực nhọc của người nông dân trong những ngày đông tìm đủ mọi cách bảo vệ lúa khỏi cái giá lạnh và sương muối ngoài trời? Cả những ngày làm đồng trưa chỉ được nghỉ vài chục phút cho ngớt mồ hôi. Điều nhỏ bé, tưởng chừng như thật vô vị lại là những điểm nhấn trong bức họa thành công của đời người.

Nếu như ta cứ mải miết sống mà quên đi những điều nhỏ bé, ta dễ bị choáng ngợp trước cái lớn. Khi đó, ta sẽ tự ti, mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, và không dám bắt đầu hành động, không dám đứng dậy sau một lần vấp ngã. Cuộc sống khép lại với hai chữ vô nghĩa. Thậm chí, dù ta có quyết tâm hành động thì cũng sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Cuộc sống cho ta nhiều sự lựa chọn tựa như một mê cung. Quên đi những mẹo vặt, ta sẽ bị lạc giữa những lối đi đó. Điều đó cũng tương tự như việc ta sẽ không thể đưa ra một định hướng chính xác cho quá trình hành động của mình và cuối cùng ta không hoàn thành được việc gì cả. Nhiều người trong chúng ta thường không thích làm những việc nhỏ nhặt, bởi vì họ nghĩ rằng làm những công việc “không chút tiếng tăm” ấy sẽ chẳng làm cho bạn thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Thế nhưng nếu không làm những công việc nhỏ nhặt như vậy, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ biết mình có thể làm được gì và tìm cho mình một vị trí thích hợp trong cuộc sống. Ngược lại, với những người nhận ra tầm quan trọng của sự tồn tại của những điều nhỏ bé trong cuộc sống thì họ lại khá tự tin và dám thử thách. Bill Gates là một trong những trường hợp như vậy. Nếu chỉ nhìn vào việc ông bỏ học tại ngôi trường danh tiếng Harvard để theo đuổi đam mê của mình thì nhiều người sẽ nghĩ ông quả là một người mạo hiểm. Vâng! Ông thực sự là một con người mạo hiểm và ưa thử thách, nhưng việc bỏ học đó không phải là một phút ngẫu hứng mà nên. Niềm đam mê của Bill Gates hình thành từ khi ông còn là một cậu học sinh trường trung học Lakeside, ở cái thời mà chả mấy ai biết máy tính là cái gì cả. Ông đã gây dựng cả một đế chế Microsoft từ cái niềm đam mê nhỏ ấy, từ việc tạo phần mềm lập thời khóa biều cho cả trường và từ những bản hợp đồng nhỏ nhặt đầu tiên của cậu học sinh mười lăm tuổi. Nếu bỏ qua những cái đó, liệu Bill Gates có được như ngày hôm nay?

Bên cạnh cái lớn còn có cả những điều nhỏ bé đáng trân trọng. Thực tế, cuộc sống tạo nên từ những vấn đề trọng đại và vấn đề nhỏ nhặt đời thường, cả thành tựu vĩ đại và việc làm nhỏ bé. Cũng như một bữa ăn lớn không chỉ có món sơn hào hải vị mà còn có sự góp mặt của các gia vị như muối, đường hay mù tạc nữa. Chúng ta cần thấu hiểu và trân trọng giá trị của những điều nhỏ bé trong cuộc sống bởi nếu thiều hụt chúng, ta sẽ khó có được một niềm vui trọn vẹn, một cuộc sống hoàn hảo, hạnh phúc đủ đầy. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay không thiếu những trường hợp như vậy. Cuộc sống ngày càng hối hả vội vã và con người nhiều khi bị cuốn theo những đam mê, suy nghĩ, mục đích của riêng mình hay lạc vào giữa dòng đời nổi trôi đầy cạnh tranh và cũng nhiều thị phi. Người ta quên mất rằng họ có một bữa tối để sum họp, một gia đình để thương yêu, có những người bạn và người thân để san sẻ. Con người làm nên thành tựu lớn thì thật đáng ghi nhận, nhưng nếu vì nó mà bỏ quên đi gia đình, bè bạn thì lại trở thành vô cảm. Đó đã, đang và sẽ là nguyên cớ khiến nhiều gia đình tan vỡ, những mối quan hệ tình thân ngày càng bị bẻ cong, mất đi giá trị đích thực. Làm sao quên được câu chuyện một gia đình kia con cái có nhà cao cửa rộng ở giữa lòng Thủ Đô mà để người cha già ốm yếu nằm ngoài cửa nhà, rồi những câu chuyện có thực về việc con cái đùn đẩy nhau trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già. Chỉ biết quan tâm đến sự nghiệp lớn mà bỏ quên những điều nhỏ, bức tranh cuộc sống của mỗi người chắc chắn sẽ thiếu đi mất cái hồn của nó.

Cái lớn đôi khi còn khiến con người ta trở nên ảo tưởng và xa rời thực tế. Khi đạt được một thành công lớn hay tạo được một dấu ấn, ta dễ cho mình là hơn người. Và không ít trong số những giá trị lớn đó là những giá trị ảo mà bởi ta tưởng tượng ra bởi tham vọng quá nhiểu. Ở Việt Nam hiện tại có không ít những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng bởi những thứ không đâu. Có khi chỉ là “vô tình” tiết lộ về cuộc sống của một nghệ sỹ khác, gợi được sự tò mò, hiếu kỳ của báo chí mà trở thành nối tiếng và rồi họ vô tư xuất hiện tại các sự kiện và tạo dáng chụp hình. Trà Ngọc Hằng, tuy chỉ được vinh danh hoa hậu tại một cuộc thi không mấy tiếng tăm là Hoa hậu hoàn cầu lại tự tin cho rằng: “tôi mà không đẹp thì cả làng người mẫu ai đẹp bằng tôi”. Để rồi sau đó, người ta lại dành cho cô những lời lẽ chẳng mấy hay ho. Phải chăng hào quang lớn quá khiến nhiều người ảo tưởng và mở đầu cho những thất bại sau này của họ?

Fran KA Clark đã đưa ra một suy ngẫm thật xác đáng về thực tế cuộc sống. Mọi thành quả vĩ đại đều xuất phát từ những cái nhỏ và bên cạnh những cái lớn không thể thiếu những điều nhỏ bé như vậy. Câu nói cũng là một lời khuyên về cách sống và con đường đi cho mỗi người. Ta cần có những khát vọng lớn lao để có thể vươn đến những điều tốt đẹp, những thành công rực rỡ. Nhưng ta cũng không thể bỏ quên những miếng ghép nhỏ, bình thường bởi dù lớn hay nhỏ, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn nếu có đầy đủ những miếng ghép.

Cuộc sống không phải là một câu chuyện cổ tích, bỗng dưng xuất hiện một phép màu biến mọi thứ trở nên tươi đẹp và hoàn hảo. Và ngay cả trong câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, trên đời này chẳng có cây tre nào trăm đốt cả mà chỉ có cây tre được ghép lại từ một trăm đốt tre mà thôi. Cuộc đời học sinh của tôi cũng được làm nên từ những năm tháng cắp sáng đến trường, những đêm thao thức vì những bài tập khó chưa giải xong, từ niềm hứng thú với các môn học. Tôi đã tự hỏi mình rất nhiều rằng nếu trước đây, tôi bỏ qua mất niềm hứng thú với môn Tiếng Anh mà chỉ sống với quan niệm “chỉ có theo chuyên tự nhiên thì bạn mới chứng minh được mình giỏi” thì giờ này tôi đang ở đâu? Vẫn ngôi trường chuyên này hay vẫn băn khoăn đi kiếm cho mình một môn học yêu thích, một lý tưởng nào đó? Bạn hãy khát khao, ước mơ lớn nhưng đừng bỏ quên những giá trị bé nhỏ xung quanh mình để một ngày nào đó, bạn không phải thở dài và nuối tiếc.

Bình luận (0)
Hắc Hường
6 tháng 6 2018 lúc 9:49

I. Mở bài: giới thiệu câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,” của Frank A.Clark
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng muốn mình thực hiện dược một điều gì cao cả và lớn lao. Vì điều đó mang lại cho chúng ta những niềm vui sướng trong cuộc sống. nhưng bên cạnh làm những điều lớn lao thì ta quên mất ta cũng nên quan tâm và chú ý đến gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. để nói đến hiện tượng này, Frank A.Clark đã có câu nói như sau “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”. Để biết rõ hơn về câu nói, chúng ta cùng đi phân thích câu nói này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”

- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: điều này thể hiện sự cố gắn, vươn lên những điều tốt đẹp và tươi đẹp hơn. Đây cũng là mục tiêu và đích đến của mỗi con người trong cuộc sống.
- “ Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”: điều này thể hiện tầm quan trọng của những việc nhỏ, để muốn làm nên việc lơn thì cần bắt đầu từ những việc nhỏ và không nên bỏ qua nó. Việc nhỏ là sự bắt đầu cho những điều lớn lao nhất.
=>Thể hiện sự vuon lên vượt qua khó khan để hướng tới cái lớn lao, cái vĩ đại nhưng lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt nhất.

2. Bình luận câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
a. Ý nghĩa của câu nói
- Sự cố gắn, vươn lên để làm những điều lớn lao là chính đáng, là đúng đắn và cần thiết với mỗi con người. trong chúng ta ai cũng phải học hỏi và khuyến khích hành động này.
- Đồng thời cần phải ý thức rằng cuộc sống là sự hội tụ và giao hòa giữa nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Đừng vì lí tưởng cao cả mà quên đi những điều nhỏ nhặt và không cần thiết. vì đôi khi những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
- Nêu ví dụ:
+ để làm được một công việc yêu thích thì ta phải qua quá trình học tập rèn luyện những điều nhỏ nhặt nhất
+ học ăn -> học nói - > học gói -> học mở
b. Phê phán
Phê phán cách nghĩ, lối nghĩ không tốt: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức: chúng ta phải luôn luôn kiểm soát bản than và luôn coi trọng những viejc nhỏ vì có việc nhỏ mới có việc lớn.
- Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.

III. Kết bài: nếu cảm nghĩ về câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- Nêu cảm nghĩ về câu nói
- Rút ra bài học kinh nghiệm

Bình luận (0)
Cô bé bọ cạp
8 tháng 6 2018 lúc 10:53

Dàn ý :

I. Mở bài: giới thiệu câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,” của Frank A.Clark
Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng muốn mình thực hiện dược một điều gì cao cả và lớn lao. Vì điều đó mang lại cho chúng ta những niềm vui sướng trong cuộc sống. nhưng bên cạnh làm những điều lớn lao thì ta quên mất ta cũng nên quan tâm và chú ý đến gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. để nói đến hiện tượng này, Frank A.Clark đã có câu nói như sau “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”. Để biết rõ hơn về câu nói, chúng ta cùng đi phân thích câu nói này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”

- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: điều này thể hiện sự cố gắn, vươn lên những điều tốt đẹp và tươi đẹp hơn. Đây cũng là mục tiêu và đích đến của mỗi con người trong cuộc sống.
- “ Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”: điều này thể hiện tầm quan trọng của những việc nhỏ, để muốn làm nên việc lơn thì cần bắt đầu từ những việc nhỏ và không nên bỏ qua nó. Việc nhỏ là sự bắt đầu cho những điều lớn lao nhất.
=>Thể hiện sự vuon lên vượt qua khó khan để hướng tới cái lớn lao, cái vĩ đại nhưng lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt nhất.

2. Bình luận câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
a. Ý nghĩa của câu nói
- Sự cố gắn, vươn lên để làm những điều lớn lao là chính đáng, là đúng đắn và cần thiết với mỗi con người. trong chúng ta ai cũng phải học hỏi và khuyến khích hành động này.
- Đồng thời cần phải ý thức rằng cuộc sống là sự hội tụ và giao hòa giữa nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau. Đừng vì lí tưởng cao cả mà quên đi những điều nhỏ nhặt và không cần thiết. vì đôi khi những điều nhỏ nhặt này rất quan trọng.
- Nêu ví dụ:
+ để làm được một công việc yêu thích thì ta phải qua quá trình học tập rèn luyện những điều nhỏ nhặt nhất
+ học ăn -> học nói - > học gói -> học mở
b. Phê phán
Phê phán cách nghĩ, lối nghĩ không tốt: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Về nhận thức: chúng ta phải luôn luôn kiểm soát bản than và luôn coi trọng những viejc nhỏ vì có việc nhỏ mới có việc lớn.
- Về hành động: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.

III. Kết bài: nếu cảm nghĩ về câu nói “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ,”
- Nêu cảm nghĩ về câu nói
- Rút ra bài học kinh nghiệm

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Mai
Xem chi tiết
Linh Phương
15 tháng 6 2017 lúc 13:09

Mở bài:_ Em hiểu thế nào là những điều lớn? Thế nào là những điều nhỏ?

Tại sao người ta thường nói, muốn đạt được mục đích phải đi từ cái nhỏ nhất? ==> ý nghĩa câu nói.

Thân bài:

a) Giải thích chung:

+ Đôi khi những điều nhỏ nhặt nhất lại làm nên thành công lớn?

+ Thành công hay những điều lớn lao nó được hình thành từ đâu? Và phải nhờ vào tính kiên trì của mỗi người mới có thể thành công....

b) Lí lẽ ( dẫn chứng )

- Bạn có bao giờ nghĩ 1 con người thành công nhất định phải vấp ngã 1 lần để nếm thử gia vị thất bại 1 lần?

- Bạn cho rằng mọi thứ chỉ tốt đẹp khi bạn mới bắt đầu làm những công việc to lớn trước, nhỏ bé thì để lại ?

- Mỗi 1 người dù muốn bước qua các cửa ải thì bắt buộc phải làm từ dễ đến khó? Không thể vừa bắt đầu đã muốn tới đỉnh vì điều này không bao giờ xảy ra....

- Sẽ chẳng có gì là khó nếu bạn không bắt đầu từ dễ như muốn đi được thì phải ngã đau nhiều mới đi được vững...

- Đôi khi, những câu hỏi rất dài nhưng bạn nghĩ nó khó bởi câu hỏi quá dài nhưng thực tế nó không vậy, một câu hỏi khó nhưng đáp án thì ngước lại rất ngắn thôi nó đòi hỏi ở trí tuệ của bạn....

==> Rút ra được kết luận cho câu nói trên

Kết bài: Khẳng định lại về ý nghĩa của câu nói

Bình luận (0)
Linh Phan
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
20 tháng 3 2022 lúc 9:56

Suy nghĩ : theo bản thân em, em thấy ý kiến " Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép " và " Không nên coi sai lầm là phép thử trong cuộc đời của bạn " là hai câu có ý nghĩ đúng.Chúng ta sẽ cùng làm rõ ý kiến sau :

- " Cứ sai đi vì đời cho phép " : ý kiến này về mặt nghĩa của nó thì cũng có nghĩa đúng,ai sinh ra thì chẳng có lúc phạm phải sai lầm, chính những lần sai trái ấy mới thúc đẩy con người ta trưởng thành hơn. Đời cho phép ta sai vì mong muốn sau những lần sai ấy ta phải lớn khôn, biết sửa sai.

- Và " Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn ". Ý kiến này cũng đúng, vì khi ta giết người, xâm hại tình dục, ... những việc làm ấy ta chỉ coi là phép thử.. Nhưng thử nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng về việc này, khi ta đã giết người mà chỉ " xin lỗi " , " xin lỗi " không thể trở lại ban đầu, không thể làm nạn nhân tỉnh lại .Vì chính điều đó, là những gì ta làm nên những thứ sai lầm, mà ta cứ nghĩ đó là phép thử cuộc đời.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 10:06

đề căng , nhờ cô lan làm vậy 

Bình luận (1)
Tên Cực Đẹp
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
22 tháng 3 2017 lúc 21:19

1.

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

2.

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Linh
1 tháng 5 2020 lúc 9:20

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa