Những câu hỏi liên quan
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Minh Nhân
11 tháng 4 2021 lúc 8:53

– Da cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

- Chức năng của da:

+ Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiét ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

+ Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

+ Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

+ Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

+ Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

- Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì:

+ Nếu quá lạm dụng kem phấn để trang điểm thì có thể kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn ---> làm da không thể bài tiết được, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da...

+ Lông mày, ngoài chức năng làm đẹp cho cơ thể thì còn có tác dụng ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại cho da

   
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
4 tháng 9 2023 lúc 14:01

Những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen là:

+ Đều là polysaccharide những hợp chất có cấu trúc đa phân

+ Các đơn phân glucose kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside

+ Được hình thành do qua nhiều phản ứng ngưng tụ.

Những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon:

+ Tinh bột: mạch phân nhánh bên

Bình luận (0)

- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen: 

+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose. 

+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).

+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.

- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là:

+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.

+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song.

Có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.

- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:

+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.

+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.

+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Nhi
Xem chi tiết
Minh Hiếu
8 tháng 12 2021 lúc 19:13

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp. Trên thực tế, vi khuẩn là những đơn bào không có màng nhân, thuộc nhóm Procaryote, có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Nhân tế bào chỉ gồm một chuỗi AND không có thành phần protein không có màng nhân.

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 19:14

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân

Bình luận (0)
S - Sakura Vietnam
8 tháng 12 2021 lúc 19:15

TK: Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp. Trên thực tế, vi khuẩn là những đơn bào không có màng nhân, thuộc nhóm Procaryote, có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Nhân tế bào chỉ gồm một chuỗi AND không có thành phần protein không có màng nhân.

 

Bình luận (0)
Huỳnh Trân
Xem chi tiết
Dragon
22 tháng 9 2016 lúc 22:08

1/Chương I. Khái quát về cơ thể người

Cơ vân gắn vào xương,  tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Khả năng co giản lớn nhất. Nhiều xương và vân ngang tăng khả năng chịu lực

Cơ trơn tạo thành nội quan dạ dày,  ruột,  ..  hình thoi đầu nhọn chỉ 1 nhân.  Khả năng co giãn nhỏ nhất

Cơ tim tạo nên thành tim. Có vân ngang,  tế bào phân nhánh , có 1 nhân. Khả năng co giản vừa phải

 

Bình luận (0)
Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
1 tháng 11 2021 lúc 16:54

tham khảo:

câu 1:

Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. 

Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

câu 2:

Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.

cơ thể gồm những loại mô

+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng 

+ Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau

+ Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài

+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm 

Bình luận (0)
Trần Ngọc Hà
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
24 tháng 11 2021 lúc 18:57

1.Nêu cấu tạo và chức năng chính của tế bào - Nguyễn Hoài Thương

Bình luận (1)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
14 tháng 1 2019 lúc 8:22

 

Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc điểm cấu tạo Tế bào xếp xít nhau Tế bào nằm trong chất cơ bản Tế bào dài và dày, xếp thành lớp, thành bó Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh
Chức năng Bảo vệ, hấp thụ, tiết Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể

- Tiếp nhận kích thích.

- Xử lí thông tin.

- Điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường.

Bình luận (0)
trì ngâm
Xem chi tiết