Dựa vào danh mục II, hãy:
- Trình bày đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở khu vực Mỹ La-tinh.
- Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực.
Tham khảo~
Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế
- Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh
+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...
+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….
+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.
Trình bày các hình thức xử trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mỹ các hình thức ở đó chưa hợp lý ở điểm nào
Tham khảo:
*Sự bất hợp lí:
-Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
Refer
*Sự bất hợp lí:
-Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 31.1, hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
a) Nông nghiệp
- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:
+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;
+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản
+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.
- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....
- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:
+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;
+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.
b) Lâm nghiệp
- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.
- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.
c) Thuỷ sản
- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).
- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.
Dựa vào hình 30.3 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi.
- Xác định sự phân bố của một số nông sản chính ở cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.
+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.
+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.
- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.
Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp châu phi ?
Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp châu phi ?
Đặc điểm ngành nông nghiệp châu Phi:
a. Ngành trồng trọt:
- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kỉ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực.
+ Cây công nghiệp xuất khẩu được chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hóa.
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt.
b. Ngành chăn nuôi:
- Kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.
Đặc điểm ngành công nghiệp châu Phi:
- Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển vì:
+ Bình độ dân trí thấp.
+ Thiếu lao động có chuyên môn kỉ luật, cơ sở vật chất lạc hậu.
+ Thiếu vốn nghiêm trọng.
Trình bày được đặc điểm ngành công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc và giải thích được sự phân bố đó.
Tham khảo
* công nghiệp
Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
* Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).
⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế- xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp ở châu Á?
Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp Châu Á.
TL: a)Nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.
+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn
+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu
- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:
+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới
b) Công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước
Tham khảo!
Nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.
+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn
+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu
- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:
+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới
Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê- xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện.
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ: phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.
Phát triển và phân bố ko đều
Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện ( cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm,...)
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng để xuất khẩu.
Tham khảo :
Đặc điểm ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ :
- Phát triển và phân bố không đều.
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện (Cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm,...)
- Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng để xuất khẩu.
- Các nước vùng biển Ca-ri-bê: phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.
trình bày và giả thích đặc điểm ngành trồng trọt của các nước trung và nam mỹ
REFER
– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê- xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện.
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ: phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản
tham khảo
– Ngành trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .
+ Một số nước phát triển lương thực (Nam Mĩ)
– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.
– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê- xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện.
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ: phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản