Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:30

Dàn ý

1. Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Bài làm

Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

     Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ tài hoa của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó với tài năng của mình người đã sáng tác nên những áng thơ văn vô cùng nổi bật. Trong đó bài thơ “Cảnh Khuya” là một tác phẩm thơ văn được viết trong thời kì kháng chiến tiêu biểu. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

     Với giọng thơ bình dị, vẻ đẹp của cảnh vật hiện lên trong thơ Hồ Chí Minh vừa có ánh sáng vừa có âm thanh. Thiên nhiên, cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ nhưng vô cùng huyền ảo và thơ mộng. Với việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp của “tiếng suối trong”. Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối. Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

     Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với thật nhiều màu sắc.

     Sau hai câu thơ tả cảnh, tiếp đến câu thơ thứ ba là sự khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình vô cùng tự nhiên.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

     Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

     Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh đêm khuya thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng sâu hơn nữa là thể hiện tâm tư, tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nhân dân, lo cho dân, cho nước.

 
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:17

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc

Nên chọn phân tích, đánh giá bài thơ đáp ứng những tiêu chí như:

• Được bản thân và nhiều bạn khác yêu thích.

• Có chủ đề và những điểm đặc sắc về hình thức nghệ thuật dễ nhận thấy.

• Có độ dài phù hợp.

Trả lời các câu hỏi sau để xác định mục đích viết, người đọc: Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì? Ai sẽ là người đọc căn bản?

Thu thập tư liệu

Phạm vi lựa chọn của bạn khá rộng. Đó có thể là:

• Một bài ca dao.

• Một bài thơ bát cú, một bài thơ tứ tuyệt (hay thơ bốn câu).

Bạn cần quyết định chọn một bài thơ, đoạn thơ trong các trường hợp trên làm đối tượng phân tích đánh giá, đồng thời tìm đọc một số bài viết liên quan.

Khi đọc tư liệu, bạn cần:

• Ghi chép, đánh dấu những ý kiến nhận xét, đánh giá liên quan đến văn bản mình sẽ phân tích.

• Xem xét các ý kiến đã đề cập đến những phương diện nào, chưa đề cập phương diện nào của văn bản thơ mà bạn sẽ phân tích? Bản thân mình đồng tình với ý kiến nào hoặc có ý kiến khác không?

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

• Trả lời các câu hỏi:

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả đề cập đến vấn đề đó với thái độ, tình cảm như thế nào?

- Đưa ra một số dẫn chúng quan trọng (trích dẫn từ bài thơ) có thể minh hoạ cho các ý tưởng.

• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài thơ này là gì? Chủ đề đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào?,...

• Khi tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một bài thơ, bạn cần đặt và trả lời các câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại của bài thơ ấy. Các câu hỏi có thể là: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào, thể thơ ấu có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức như cần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, kết cấu bài thơ có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề như thế nào?

Lập dàn ý

Xây dựng hệ thống luận điểm bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý đã tìm, lần lượt chi tiết hoá từng luận điểm.

Chẳng hạn, nếu chọn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), thân bài có thể triển khai:

1. Nét đặc sắc về chủ đề của bài thơ Cảnh khuya: Kết hợp hài hoà tình yêu thiên nhiên với trách nhiệm của vị lãnh tụ kháng chiến. (Lí lẽ và bằng chứng)

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya: Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, bút pháp gợi tả, so sánh độc đáo. (Lí lẽ và bằng chứng)

Một ví dụ khác: Trong ngữ liệu tham khảo, khi phân tích, đánh giá Sức gợi tả của hình ảnh trong bài “Thu điếu”, luận điểm (lí lẽ và bằng chứng) được tác giả sắp xếp như sau:

1. Ấn tượng về không gian “trong” và “lạnh” từ các hình ảnh: ao thu, mặt nước, | thuyền câu (ở hai câu đề).

2. Ấn tượng về không gian tĩnh lặng từ các hình ảnh: “sóng biếc”, “lá vàng”.

3. Ấn tượng về không gian cao rộng, thanh vắng từ các hình ảnh “tầng mây”, “ngõ trúc”, các tính từ “lơ lửng ... xanh ngắt”, “vắng teo”,...

 

Bước 3: Viết bài

• Cách thức tiến hành viết bài như đã thực hiện khi viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (Bài 1).

• Tập trung phân tích, đánh giá sức biểu cảm của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong bài thơ.

• Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.

• Làm sáng tỏ các ý kiến nhận xét, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật bằng việc trích dẫn các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng kiểm

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:19

Bài viết tham khảo

     Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

     Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

                                                    Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

                                                    Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

     Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.

     Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

                                                             Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

                                                             Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Chanh
27 tháng 12 2020 lúc 22:30

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Bình luận (0)
Minh Khánh
Xem chi tiết
rip_indra
27 tháng 12 2021 lúc 7:43

Tham Khảo                     

                                Thuyết minh thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ.Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

“Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông”, “ nhớ nước” đối với “thương nhà”…. Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữa các câu cân xứng và rất chỉnh như “Lặn lội” đối với “eo sèo”, “ quãng vắng” đối với “buổi đò đông”…. Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là “thất đối”

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3;câu 4 niêm với câu 5;câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực,luận,kết. Hai cầu đầu tiên,câu một và câu hai là hai câu mở đầu,bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

 

Bình luận (0)
-L_E_M_O_N-
Xem chi tiết
Lihnn_xj
7 tháng 1 2022 lúc 14:27

Tham khảo:

 

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T         T    B      B         T     T   B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T     B     B      T  T   B    B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.


 
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Bình luận (0)
Tạ Thị Vân Anh
7 tháng 1 2022 lúc 14:40

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

 

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:

"Lom khom dưới, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

Bình luận (0)
Trương Văn Gia Bảo
Xem chi tiết
꧁༺Tiểu yêu lì lợm༻꧂
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
10 tháng 1 2021 lúc 16:30

cậu tham khảo bài văn này nha

Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.

Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.

Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”

Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.

Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:

“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”

Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))

Bình luận (0)
minh nguyet
10 tháng 1 2021 lúc 20:39

Tham khảo:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3

   

 

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

t T b B t T B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

t B b T t B B

   Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

   

 

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

   Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

   Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

   Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

   Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Bình luận (0)
nhi tam
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
16 tháng 10 2021 lúc 14:27

tham khảo:

1

Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là một điển hình:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"

Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.

Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).

Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.

Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.

Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 tức là tiếng "lưu" vần với các chữ khác "tù" "châu" "thù" "đâu", và được làm theo lối "độc vận", có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.

Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:

"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu"

Và ở năm, câu sáu:

"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", tiếng thứ hai là từ "là" thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.

Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm "Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh". Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm "là" – "kiệt" – "phong" (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm "nhiều" – "hiểm" – "gì" (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: "mỏi"- "thì"- "ở" (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: "khách"- "nhà" – "bốn" (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.

2

  Lão Hạc là một nhân vật rât sđáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. CHúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.

Bình luận (0)