cậu tham khảo bài văn này nha
Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.
Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.
Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”
Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.
Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:
“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”
Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.
Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))
Tham khảo:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
t T b B t T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"
t B b T t B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.