đốt cháy 10 gam 1 kim loại thu được 12,46 gam 1 oxit tác dụng với mdd h2so4 9,8% . tìm mdd h2so4
GIẢI GIÚP MÌNH VỚI Ạ !!!
1) Cho m gam kim loại tác dụng với dd H2SO4 5% sau phản ứng thu được dd có nồng độ 5,93%. Tìm tên kim loại.
2) Cho m gam kim loại tác dụng với dd H2SO4 5% sau phản ứng thu được dd có khối lượng 202,2g. Tìm tên kim loại.
3) Cho 4,6g kim loại tác dụng với 150ml H2O thu được chất tan có khối lượng là 8g. Tìm tên kim loại. Tính C% dd thu được và V H2SO4 10% (D=1,2g/ml) để trung hòa dd trên.
4) Cho %,4g kim loại tác dụng với 16,8 lít không khí (đktc) (biết trong không khí O2 chiếm 20%). Tìm tên kim loại.
Lấy 20 gam một oxit kim loại (trong đó kim loại chiếm 60% về khối lượng) cho tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 10%. Tính khối lượng dd H2SO4 và nồng độ % dd thu được sau phản ứng.
Oxit kim loại : R2On
\(\%R = \dfrac{2R}{2R + 16n}.100\% = 60\%\\ \Rightarrow R = 12n\)
Với n = 2 thì R = 24(Magie)
Vậy oxit là MgO
\(MgO+ H_2SO_4 \to MgSO_4 + H_2O\\ n_{MgSO_4} = n_{H_2SO_4} = n_{MgO} = \dfrac{20}{40} = 0,5(mol)\\ \Rightarrow m_{dd\ H_2SO_4} =\dfrac{0,5.98}{10\%} = 490(gam)\\ m_{dd\ sau\ pư} = 20 + 490 = 510(gam)\\ \Rightarrow C\%_{MgSO_4} = \dfrac{0,5.120}{510}.100\% = 11,76\%\)
Bài 4. Z là một oxit có công thức: A2On trong đó A là kim loại. Nếu lấy 2,04 gam oxit Z cho tác dụng với dd HCl dư thì sau pứ đem cô cạn dd thì thu được 5,34 gam muối khan. Hãy xác định CTHH của Z
Bài 5. Cho 4 gam CuO vào 100 gam dd H2SO4 9,8%. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dd A. Xác định nồng độ phần trăm của dd sau pứ?
Bài 5:
\(n_{CuO}=\dfrac{4}{80}=0,05\left(mol\right)\\ n_{H_2SO_4}=\dfrac{9,8\%.100}{98}=0,1\left(mol\right)\\ CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\\ Vì:\dfrac{0,05}{1}< \dfrac{0,1}{1}\\ \Rightarrow H_2SO_4dư\\ ddA\left\{{}\begin{matrix}CuSO_4:0,05\left(mol\right)\\H_2SO_4\left(dư\right):0,1-0,05=0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\\ C\%_{ddH_2SO_4\left(dư\right)}=\dfrac{0,05.98}{100+4}.100\approx4,712\%\\ C\%_{ddCuSO_4}=\dfrac{0,05.160}{100+4}.100\approx7,692\%\)
Bài 4
\(PTHH:A_2O_n+2nHCl\rightarrow2ACl_n+nH_2O\\ \left(2M_A+16n\right).............\left(2M_A+71n\right)\left(g\right)\\ 2,04......................................5,34\left(g\right)\\ \Rightarrow5,34.\left(2M_A+16n\right)=2,04.\left(2M_A+71n\right)\\ \Leftrightarrow 6,6M_A=59,4n\\ \Leftrightarrow\dfrac{M_A}{n}=\dfrac{59,4}{6,6}=9\)
Chạy nghiệm n=1;n=2;n=8/3;n=3. Thấy chỉ có n=3 thỏa mãn, khí đó MA=27(g/mol)
=> A là Nhôm (Al=27). CTHH của Z : Al2O3
Đốt cháy hoàn toàn 33,4 gam hỗn hợp X gồm bột các kim loại Al, Fe và Cu ngoài không khí, thu được 41,4 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng d=1,14 g/ml. Thể tích tối thiểu của dung dịch H2SO4 20% để hoà tan hết hỗn hợp Y là
A. 300 ml
B. 175 ml
C. 200 ml
D. 215 ml
Câu 1 : Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí ( ở đktc ) . Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X ?
Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam este đơn chức X thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O . Đun 4,4 gam X với dung dịch NaOH dư cho đến khi kết thúc phản ứng , thu được 3,4 gam muối . Xác định các công thức cấu tạo của X ?
Câu 1:
Giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe}=x\left(mol\right)\\n_{Al}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ 56x + 27y = 11 (1)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
Các quá trình:
\(Fe^0\rightarrow Fe^{+2}+2e\)
x___________2x (mol)
\(Al^0\rightarrow Al^{+3}+3e\)
y___________3y (mol)
\(2H^{+1}+2e\rightarrow H_2^0\)
_______0,8__0,4 (mol)
Theo ĐLBT mol e, có: 2x + 3y = 0,8 (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\left(mol\right)\\y=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Fe}=\dfrac{0,1.56}{11}.100\%\approx50,9\%\\\%m_{Al}\approx49,1\%\end{matrix}\right.\)
Bạn tham khảo nhé!
Câu 2 :
\(n_C = n_{CO_2} = \dfrac{2,2}{44} = 0,05(mol)\\ n_H = 2n_{H_2O} = 2.\dfrac{0,9}{18} = 0,1(mol)\\ \Rightarrow n_O = \dfrac{1,1-0,05.12-0,1}{16} = 0,025\)
\(n_C : n_H : n_O = 0,05 : 0,1 : 0,025 = 2 : 4 : 1 = 4 : 8 : 2\)(Bắt buộc X phải có 2 nguyên tử oxi vì X là este đơn chức)
Vậy X là C4H8O2.
\(n_X = \dfrac{4,4}{88} = 0,05(mol)\)
Vì X đơn chức nên nmuối = neste = 0,05
\(\Rightarrow M_{muối} = \dfrac{3,4}{0,05} = 68(HCOONa)\)
Vậy CTCT của X là HCOOC3H7
cho 11,2g hh gồm đồng II oxit và sắt II oxit tác dụng với 300ml dd HCL 1M thu được dd A
a)tính % m mỗi oxit ban đầu
b)tính CM các chất có trg dd A biết thể tích sau pư k thay đổi đáng kể
c) Nếu cho hh oxit trên tác dụng với dd H2SO4 20% thì mdd H2SO4 = ?
Cho 12,4 gam muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng thu được 16 gam muối sunfat.
a. Tìm công thức của muối cacbonat đó.
b. Nếu lượng axit H2SO4 dùng với lượng vừa đủ và có nồng độ C% là 9,8%. Xác định nồng độ của muối sunfat thu được sau phản ứng.
a)
$RCO_3 + H_2SO_4 \to RSO_4 + CO_2 + H_2O$
Theo PTHH :
$n_{RCO_3} = n_{RSO_4}$
Suy ra : \(\dfrac{12,4}{R+60}=\dfrac{16}{R+96}\)
Suy ra : R = 64(Cu)
Vậy muối là $CuCO_3$
b)
$n_{CO_2} = n_{H_2SO_4} = n_{CuSO_4} = 16 : 160 = 0,1(mol)$
$m_{dd\ H_2SO_4} = \dfrac{0,1.98}{9,8\%} = 100(gam)$
$m_{dd\ sau\ pư} = 12,4 + 100 -0,1.44 = 108(gam)$
$C\%_{CuSO_4} = \dfrac{16}{108}.100\% = 14,81\%$
Cho 6,5 gam kim loại Zn tác dụng hết với H2SO4 thu được ZnH2SO4 và khí H2 Vậy để đốt cháy hết lượng khí H2 ở trên , cần bảo nhiêu lít không khí ở đktc . Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí ?
Sô mol của 6,5 g Zn:
nZn = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{6,5}{65}\) = 0,1 mol
PTHH: Zn + H2SO4 \(\rightarrow\) ZnSO4 + H2
Tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1
Mol: 0,1 \(\rightarrow\) 0,1
Thể tích của H2 ở đktc:
VH2 = n . 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 l
Thể tích của không khí ở đktc:
VKK = 2,24 . 0,2 : 0,1 = 4,48 L
\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\\ n_{Zn}=\dfrac{6,5}{65}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow V_{H_2\left(đktc\right)}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\\ 2H_2+O_2\rightarrow\left(t^o\right)2H_2O\\ n_{O_2}=\dfrac{0,1}{2}=0,05\left(mol\right)\\ V_{O_2\left(đktc\right)}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\\ V_{kk\left(đktc\right)}=1,12:\dfrac{1}{5}=5,6\left(l\right)\)
Đốt cháy hoàn toàn 15 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại A,B,C thu được 16,6 gam hỗn hợp oxit. Hoà tan hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp oxit trên bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ).
a. Thể tích dung dịch H2SO4 0,2M đã dùng.
b. Tổng khối lượng muối sunfat tạo thành.
a)
\(n_{O_2\left(pư\right)}=\dfrac{16,6-15}{32}=0,05\left(mol\right)\)
Bảo toàn O: nH2O = 0,1 (mol)
Bảo toàn H: nH2SO4 = 0,1 (mol)
=> \(V_{dd.H_2SO_4}=\dfrac{0,1}{0,2}=0,5\left(l\right)\)
b)
Theo ĐLBTKL: moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O
=> 16,6 + 0,1.98 = mmuối + 0,1.18
=> mmuối = 24,6 (g)