Những câu hỏi liên quan
Thu Trang
Xem chi tiết
Phương Thảo
7 tháng 10 2016 lúc 17:34

Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:

“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”

Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.

Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc. 

 

Bình luận (2)
HỜ A TÀI
Xem chi tiết
Diệu Linh 6613 Thân
Xem chi tiết
Huyền ume môn Anh
3 tháng 12 2021 lúc 6:43

ơ nhưng mà nếu k chép trên mạng thì lấy đou ra, vs lại nếu bn mún tham khảo thì gõ lên gg có phải nhanh hơn k.

Bình luận (2)
chuche
3 tháng 12 2021 lúc 6:48

ko chép mạng thì tự đi mà làm nha bạn 

Bình luận (4)
lạc lạc
3 tháng 12 2021 lúc 6:50

Như vậy qua bài ca dao này muốn gửi gắm đến người đọc đạo lí ở đời “Uống nước nhớ nguồn”. Dù trưởng thành đến mấy thành công đến mấy cũng không được quên công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ và thầy công những con người soi lối mở đường đưa chúng ta vững bước trên con đường thành công.

 

 

Bình luận (0)
capricon
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
3 tháng 10 2021 lúc 10:24

NDC : Ý nghĩa hãy kính trọng những người nuôi nấng , chăm sóc , và giúp mình trưởng thành 

b,

   Cá chẳng ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Bình luận (0)
hoài an
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 11 2021 lúc 7:21

1.cỏn con , 

thằng bé cỏn con thế kia nhưng nó khỏe lắm

câu 2 

ước ao ( chắc v)

Bình luận (0)
Thảo Trần
Xem chi tiết
Sunn
4 tháng 11 2021 lúc 9:11

Không đáp án nào

Bình luận (0)
Sunn
4 tháng 11 2021 lúc 9:12

Không đáp án nào

Bình luận (0)
Đại Mỹ Trần
4 tháng 11 2021 lúc 9:19

ko đáp án nào

 

Bình luận (0)
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 1 2017 lúc 9:43

Bạn tham khảo nhé !!!

Ca dao dân ca như làn gió mát lành của hương đồng gió nổi thổi vào tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn ấy bằng những tâm tình đạo lí ở trên đời. Mỗi bài ca dao giống như hơi thở của người Việt ta vậy, nó còn giống như giọng nói, tiếng cười, tình cảm, cảm xúc của ông cha ta. Nào là ca dao than thân, nào là ca dao tình cảm yêu thương con người, rồi lại ca dao về đạo lí uống nước nhớ nguồn… Có thể nói ca dao giống như một phương tiện ông cha ta bộc lộ những cảm xúc cũng nhu những phê phán của mình. Trong những bài ca dao hay về tình nghĩa ta không thể không nhắc đến bài ca dao sau:

“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:

“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”

Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.

Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc. chẳng thế mà ca dao có bài cũng ca ngợi công lao của mẹ cha mà đến bây giờ trong mỗi người Việt không ia là không biết đến bài ca dao ấy:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Thật vậy công sinh thành và giáo dục của cha mẹ như trời như bể, công cha cao ngất như đỉnh núi, nghĩa mẹ thì dạt dào vô tận như nước trong nguồn vậy. Và ở đây cũng vậy nhân vật “ em” trưởng thành thấm thía tất cả những cha mẹ hi sinh cho mình làm cho mình để giúp mình trưởng thành. Để có những hạt cơm dẻo thơm ngon ấy cha phải “ mồ hôi thánh thọt như mưa ruộng cày” để cày xong ô ruộng, mẹ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cấy những hàng lúa thẳng tắp. Không biết có bao nhiêu sương gió, nắng mưa trên khuôn mặt, làn tóc của cha mẹ. chính vì thế nhân vật ở đây khi đã trưởng thành không thể quên được những vất vả của cha mẹ. đối với thầy cô thì chúng ta cũng phải biết ơn họ vì những gì họ dậy dỗ ta cũng như tình cảm thầy trò dưới mái trường thân thiết. Có câu ca dao rằng:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Thầy cô giống như cha mẹ thứ hai của chúng ta vậy. Biết bao nhiêu trí thức miệt mài sách vở để đưa những thế hệ học trò cấp bến tương lai hạnh phúc thành đạt về sau. Chẳng thế mà nhà nước cho rằng nghề giáo viên là một nghề vô cùng cao quý, vì đó là ngành trồng người cho đất nước. giáo dục không chỉ đơn giản là một cái nghề mà nó còn là tình cảm tâm huyết của biết bao thầy cô đặt vào đó. Không kể hết được những nhọc nhằn của thầy cô, không đếm được biết bao nhiêu hạt phấn bay bay trên tóc thầy. và giờ đây khi đã lớn khôn nhân vật của chúng ta nghĩ đến những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những ước ao của cha mẹ thầy cô dành cho mình.

Qua đây ta thấy kho tàng ca dao của chúng ta thật đầy màu sắc, ca dao không đơn giản mang lại những tâm trạng cảm xúc, tình cảm đạo lí mà thông qua đó ông cha ta như muốn nhắc nhở con cháu mình những thế hệ mai sau những đạo lí làm người. Không cầu kì văn chương bóng bảy, chỉ cần những hình ảnh câu nói rất đỗi thân thuộc ca dao đi vào lòng người như dòng sữa ngọt ngào của đất mẹ. bài ca dao này đã thể hiện một đạo lí nhớ nguồn của nhân dân ta.

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
27 tháng 1 2017 lúc 10:38

Ca dao dân ca là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm mát như hương đồng gió nội, làm say đắm lòng người. Tiếng hát tâm tình trong ca dao dân ca vời vợi cùng với sữa mẹ, lời ru êm ái dịu ngọt của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta tự thuở nằm trong nôi. Có không ít bài ca dao nói về đạo lý, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru câu hát ấy là những kỷ vật trong hành trang của một đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai mà không xúc động nhắc lại bài ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Đây cũng là bài học về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên bảo mọi người hãy khắc sâu vào trái tim mình công ơn to lớn của mẹ cha và thầy cô giáo.

Hai câu đầu nói lên một quá trình trưởng thành của “em”, đứa con trong gia đình, người học trò dưới mái trường. Câu ca như một lời tâm tình. “Em” đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta:

“Ngày nào em bé cỏ con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này”.

Bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh: “ngày nào” với “bây giờ”, “bé cỏn con” với “lớn khôn thế này”, “em” lại nhớ một chặng đường đã qua, từ ngày còn thơ ấu đến hiện tại đã lớn khôn, trưởng thành. “Bé cỏn con” nghĩa là rất bé. Ngôn từ bình dị, đậm đà màu sắc đânã. Tác giả không dùng từ ngữ: “bé tí hon”, “bé tí xíu” mà lại nói “bé cỏn con”. “Bé cỏn con” không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi lên tính ngây thơ, hồn nhiên của một em bé. Qua đó, ta thấy cách lựa chọn từ ngữ của nhân dân rất chính xác, tinh tế và giàu biểu cảm. Hai chữ “thế này” là ngô từ để trỏ, em bé tự chỉ về mình và nói về minh nên đã làm cho lời ca, niềm tâm sự được bộc lộ một cách chân thành. Năm tháng đã trôi qua, trên bước đường trưởng thành, em bé hổi tưởng lại, mới ngày nào đó còn “bé cỏn con” thế mà nay đã “lớn khôn thế này”,… Thân hình cao lớn thêm, mặt mũi rạng rỡ thêm, có văn hóa, mỗi năm lên một lớp, trí tuệ phát triển, sự hiểu biết dược mở mang, có nhân cách, biết sống theo đạo lý, v.v… Càng nghĩ lại, hồi tưởng lại, em càng thấy xúc động, tự hao. Đại từ “em” trong bài ca dao được điệp lại hai lần cho thấy nhân vật trữ tình tuy đã khôn lớn, đã có những ý nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn trong tuổi học trò, sống hồn nhiên. Nếu trong câu thứ hai, từ “em” được thay thế bằng từ “tôi” (Bây giờ tôi đã lớn khôn thế này) thì ý nghĩa và mầu sắc biểu cảm của lời ca không còn như trước nữa.

Hai câu tiếp theo nói rõ nguyên nhân nào đem đến sự “lớn khôn” của em, đâu chỉ là năm tháng thời gian?

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Câu ca đẹp: Đẹp về đạo lý làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu “lục” thứ 3 chia làm 3 vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hòa: “cơm cha – áo mẹ - chữ thầy”. Nhịp thơ như những nốt “nhấn” vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của mẹ cha, của thầy như đinh nhinh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được? Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của “em”, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía:

'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy'

“Cơm, áo, chữ” là 3 hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là “cơm” và “áo”? “Cơm” và “áo” mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương, lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nen người. Con là hạnh phúc và hy vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thể nào kể xiết. Bởi vậy mới có câu ca:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Trên đời này, cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn, trưởng thành mà không có sự giáo dục của ông thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kỹ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước mới trở nên tài giỏi, có nhân cách văn hóa biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh “sánh vai các cường quốc năm châu”. “Không thầy đố mày làm nên”.

Đây là bài ca dao cổ, ra đời khá sớm trong xã hội phong kiến. Trung hiếu, ân nghĩa là cơ sở, nền tảng của đạo lý xã hội . Nguyễn Trãitrong “Quốc âm thi tập” đã viết:

Nợ cũ trước nào báo bổ,

Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha”.

(Tự thán – bài số 24)

Thế nhưng, trong bài ca dao này, không nói đến ơn vua chúa mà lại khẳng định công ơn của mẹ cùng với công ơn của cha, của thầy, điều đó nói lên quan điểm của nhân dân lao động về ân nghĩa, tình nghĩa ở đời.

Câu cuối như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. “Em” nói với “em”, lòng tự dặn long, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:

“Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

“Cho bõ”, từ cổ nghĩa là cho xứng đáng. “Ước ao” là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho nhà trường. Và “em” ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan trò giỏi, để đền đấp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và thầy cô giáo. Chỉ một từ “ước ao” mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương và tình nghĩa. Thế mới hay rằng “tâm hồn đẹp mới có hy vọng đẹp” (Vôn – te).

Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đối với thầy giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định, ngợi ca, chứa chan nghĩa tình.

“Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”.

Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ và thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ tre. Ơn sinh thành của cha mẹ,. ơn giáo hóa cảu thầy cô giáo đối với chúng ta vô cùng sâu nặng.

Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về chủ đề tình nghĩa và lòng biết ơn. Tình cảm gia đình gắn liền với tình cảm xã hội. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Âm điệu của vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái như lời ru, điệu hát tâm tình. Nhà thơ dân gian đã đề cao chữ hiếu và sự tôn sư trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý làm người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng trong bài ca dao này bởi lẽ, tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo học. Lời tâm sự của “em” cũng lả của mỗi chúng ta vì đó là nỗi lòng, điều tâm sự. Nó mãi mãi như một thông điệp màu xanh gửi đến mọi đứa con, gửi đến mỗi người học trò… Nó như một kỷ vật đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên lộ trình đi tới mọi chân trời xa xôi và hy vọng.

Bình luận (0)
Phương Trâm
27 tháng 1 2017 lúc 11:45

Tham khảo nhaa?

Ca dao dân ca là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm mát như hương đồng gió nội, làm say đắm lòng người. Tiếng hát tâm tình trong ca dao dân ca vời vợi cùng với sữa mẹ, lời ru êm ái dịu ngọt của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta tự thuở nằm trong nôi. Có không ít bài ca dao nói về đạo lý, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru câu hát ấy là những kỷ vật trong hành trang của một đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai mà không xúc động nhắc lại bài ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Đây cũng là bài học về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên bảo mọi người hãy khắc sâu vào trái tim mình công ơn to lớn của mẹ cha và thầy cô giáo.

Hai câu đầu nói lên một quá trình trưởng thành của “em”, đứa con trong gia đình, người học trò dưới mái trường. Câu ca như một lời tâm tình. “Em” đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta:

“Ngày nào em bé cỏ con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này”.

Bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh: “ngày nào” với “bây giờ”, “bé cỏn con” với “lớn khôn thế này”, “em” lại nhớ một chặng đường đã qua, từ ngày còn thơ ấu đến hiện tại đã lớn khôn, trưởng thành. “Bé cỏn con” nghĩa là rất bé. Ngôn từ bình dị, đậm đà màu sắc đânã. Tác giả không dùng từ ngữ: “bé tí hon”, “bé tí xíu” mà lại nói “bé cỏn con”. “Bé cỏn con” không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi lên tính ngây thơ, hồn nhiên của một em bé. Qua đó, ta thấy cách lựa chọn từ ngữ của nhân dân rất chính xác, tinh tế và giàu biểu cảm. Hai chữ “thế này” là ngô từ để trỏ, em bé tự chỉ về mình và nói về minh nên đã làm cho lời ca, niềm tâm sự được bộc lộ một cách chân thành. Năm tháng đã trôi qua, trên bước đường trưởng thành, em bé hổi tưởng lại, mới ngày nào đó còn “bé cỏn con” thế mà nay đã “lớn khôn thế này”,… Thân hình cao lớn thêm, mặt mũi rạng rỡ thêm, có văn hóa, mỗi năm lên một lớp, trí tuệ phát triển, sự hiểu biết dược mở mang, có nhân cách, biết sống theo đạo lý, v.v… Càng nghĩ lại, hồi tưởng lại, em càng thấy xúc động, tự hao. Đại từ “em” trong bài ca dao được điệp lại hai lần cho thấy nhân vật trữ tình tuy đã khôn lớn, đã có những ý nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn trong tuổi học trò, sống hồn nhiên. Nếu trong câu thứ hai, từ “em” được thay thế bằng từ “tôi” (Bây giờ tôi đã lớn khôn thế này) thì ý nghĩa và mầu sắc biểu cảm của lời ca không còn như trước nữa.

Hai câu tiếp theo nói rõ nguyên nhân nào đem đến sự “lớn khôn” của em, đâu chỉ là năm tháng thời gian?

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Câu ca đẹp: Đẹp về đạo lý làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu “lục” thứ 3 chia làm 3 vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hòa: “cơm cha – áo mẹ - chữ thầy”. Nhịp thơ như những nốt “nhấn” vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của mẹ cha, của thầy như đinh nhinh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được? Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của “em”, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía:

'Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy'

“Cơm, áo, chữ” là 3 hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là “cơm” và “áo”? “Cơm” và “áo” mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương, lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nen người. Con là hạnh phúc và hy vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thể nào kể xiết. Bởi vậy mới có câu ca:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Trên đời này, cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn, trưởng thành mà không có sự giáo dục của ông thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kỹ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước mới trở nên tài giỏi, có nhân cách văn hóa biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh “sánh vai các cường quốc năm châu”. “Không thầy đố mày làm nên”.

Đây là bài ca dao cổ, ra đời khá sớm trong xã hội phong kiến. Trung hiếu, ân nghĩa là cơ sở, nền tảng của đạo lý xã hội . Nguyễn Trãitrong “Quốc âm thi tập” đã viết:

“Nợ cũ trước nào báo bổ,

Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha”.

(Tự thán – bài số 24)

Thế nhưng, trong bài ca dao này, không nói đến ơn vua chúa mà lại khẳng định công ơn của mẹ cùng với công ơn của cha, của thầy, điều đó nói lên quan điểm của nhân dân lao động về ân nghĩa, tình nghĩa ở đời.

Câu cuối như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. “Em” nói với “em”, lòng tự dặn long, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:

“Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

“Cho bõ”, từ cổ nghĩa là cho xứng đáng. “Ước ao” là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho nhà trường. Và “em” ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan trò giỏi, để đền đấp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và thầy cô giáo. Chỉ một từ “ước ao” mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương và tình nghĩa. Thế mới hay rằng “tâm hồn đẹp mới có hy vọng đẹp” (Vôn – te).

Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đối với thầy giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định, ngợi ca, chứa chan nghĩa tình.

“Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”.

Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ và thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ tre. Ơn sinh thành của cha mẹ,. ơn giáo hóa cảu thầy cô giáo đối với chúng ta vô cùng sâu nặng.

Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về chủ đề tình nghĩa và lòng biết ơn. Tình cảm gia đình gắn liền với tình cảm xã hội. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Âm điệu của vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái như lời ru, điệu hát tâm tình. Nhà thơ dân gian đã đề cao chữ hiếu và sự tôn sư trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lý làm người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng trong bài ca dao này bởi lẽ, tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo học. Lời tâm sự của “em” cũng lả của mỗi chúng ta vì đó là nỗi lòng, điều tâm sự. Nó mãi mãi như một thông điệp màu xanh gửi đến mọi đứa con, gửi đến mỗi người học trò… Nó như một kỷ vật đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên lộ trình đi tới mọi chân trời xa xôi và hy vọng.

Bình luận (0)
Trịnh nghĩa hoàng
Xem chi tiết
Thư Phan
4 tháng 12 2021 lúc 13:36

Đang thi ko bày

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
Xem chi tiết

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Mạnh Hiếu
20 tháng 9 2021 lúc 21:06

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
20 tháng 9 2021 lúc 22:23

vì câu trả lời đang đợi được duyệt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa