Nhận biết các chất sau: a.NaCl,KNO3,Mg(HCO)2,HCl b.KOH,Na2SO4,Cu(NO3)2,MgCl
Mn ơi giúp mik vs
1.Chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A.HCl B. Fe(OH)2 C. Cu(OH)2 D.CaCO3
2.Nhận biết Na2SO4 ;H2SO4 ;NaNO3 :
A.NaCl,quỳ tím B.quỳ tím,NaCl C.quỳ tím,Ba(NO3)2 D.quỳ tím,kali nitrat
Câu 1. Chọn A.
\(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
Câu 2. Chọn C.
Nhận biết các chất sau băng phương pháp hóa học a, nacl, hcl, na2so4, h2so4 ( bằng ba(oh)2) b, kcl, kno3, hcl, na2so4
a) Trích mẫu thử
Cho dung dịch Ba(OH)2 vào các mẫu thử
- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là H2SO4,Na2SO4. Gọi là nhóm 1
\(H_2SO_4 + Ba(OH)_2 \to BaSO_4 + 2H_2O\\ Na_2SO_4 + Ba(OH)_2 \to BaSO_4 + 2NaOH\)
- mẫu thử nào không hiện tượng là NaCl,HCl.Gọi là nhóm 2
Cho giấy quỳ tím lần lượt vào mẫu thử nhóm 1 và 2
Trong nhóm 1 :
- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4
- mẫu thử không hiện tượng là Na2SO4
Trong nhóm 2 :
- mẫu thử nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl
- mẫu thử nào không hiện tượng là NaCl
b)
Trích mẫu thử
Cho quỳ tím vào
- mẫu thử chuyển màu đỏ là HCl
Cho dung dịch Bari clorua vào mẫu thử còn :
- mẫu thử tạo kết tủa trắng là Na2SO4
\(BaCl_2 + Na_2SO_4 \to BaSO_4 + 2NaCl\)
Cho dung dịch bạc nitrat vào mẫu thử còn
- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng : KCl
\(KCl + AgNO_3 \to AgCl + KNO_3\)
- mẫu thử không hiện tượng : KNO3
a, _ Trích mẫu thử.
_ Cho một lượng mẫu thử vào ống nghiệm chứa dd Ba(OH)2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Na2SO4, H2SO4. (1)
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaOH+BaSO_{4\downarrow}\)
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_{4\downarrow}+2H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là NaCl, HCl. (2)
_ Nhỏ vài giọt mẫu thử ở cả nhóm (1) và (2) vào giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ thì ở nhóm (1) là H2SO4, nhóm (2) là HCl.
+ Nếu quỳ tím không chuyển màu thì ở nhóm (1) là Na2SO4, nhóm (2) là NaCl.
_ Dán nhãn.
b, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ 1 lượng từng mẫu thử vao giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ, đó là HCl.
+ Nếu quỳ tím không đổi màu, đó là KCl, KNO3 và Na2SO4. (1)
_ Nhỏ 1 lượng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Na2SO4.
PT: \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là KCl, KNO3. (2)
_ Nhỏ 1 lượng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là KCl.
PT: \(KCl+AgNO_3\rightarrow KNO_3+AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng, đó là KNO3.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
Câu 1 : Cặp chất nào sau đây tác dụng được với nhau, viết phương trình phản ứng xảy ra: 1) CuCl2 và HNO3 2) BaCl2 và Na2SO4 3) CaCO3 và HCl 4) NaOH và KNO3 5) Fe(NO3)3 và NaOH 6) Mg và AlCl3 7) Fe và Mg(NO3)2
Cặp chất pư và PT:
2. \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_4\)
3. \(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+CO_2+H_2O\)
5. \(Fe\left(NO_3\right)_3+3NaOH\rightarrow Fe\left(OH\right)_3+3NaNO_3\)
6. \(3Mg+2AlCl_3\rightarrow3MgCl_2+2Al\)
Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất là bazơ?
A.NaOH, HCl, Mg(OH)2 .
B.KOH, Al(OH)3 , Cu(OH)2 .
C.KOH, NaOH, H2 SO4
D.CaO, Ba(OH)2 , H2 SO4 .
Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất là bazơ?
A.NaOH, HCl, Mg(OH)2 .
B.KOH, Al(OH)3 , Cu(OH)2 .
C.KOH, NaOH, H2 SO4
D.CaO, Ba(OH)2 , H2 SO4 .
hãy nhạn biết các ống nghiêm mất nhãn chứa các dd sau:
a/Na2CO3,NaOH,NaCl,HCl.
b/HCl,NaOH,Na2SO4;NaCl,NaNO3.
c/NaNO3,Mg(NO3)2,Fe(NO3)2,Cu(NO3)2.
d/FeSO4,Fe2(SO4)3,MgSO4.
a) - Lấy mỗi dung dịch một ít rồi đổ từ từ vào nhau theo từng cặp thì nhận thấy khi cho HCl vào Na2CO3 hay ngược lại có khí bay ra:
2 HCl + Na2CO3 ------------> 2 NaCl + CO2 +H2O
- Chia làm hai nhóm:
Nhóm 1 gồm : H2O và NaCl
Nhóm 2 gồm : HCl và Na2CO3
- Đem cô cạn nhóm 1 : mẫu thử nào sau khi cô cạn có cặn trắng là NaCl , mẫu thử nào không có cặn là H2O
- Đem cô cạn nhóm 2 : mẫu thử nào sau khi cô cạn có cặn trắng là Na2CO3 , mẫu thử nào không có cặn trắng là HCl
b)lần 1:trích từng mẫu thử rồidùng quỳ tím
-quỳ chuyển đỏ-->HCl
-quỳ chuyển xanh-->Na0H
-quỳ ko chuyển màu-->NaSO4,NaCl,NaNO3 (1)
Để phân biệt (1) dùng dd Ba(0H)2
-xh kết tủa trắng --->Na2S04
Ba(0H)2+Na2S04--->BaS04+2Na0H
-ko hiện tượng--->NaCl,NaNO3
Để phân biệt tiếp NaCl,NaNO3 thì dùng dd AgN03
-xh kết tủa trắng --->NaCl
NaCl+AgN03--->AgCl+NaN03
- ko hiện tượng là NaN03
Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các chất sau: a/ Dung dịch: NH4Cl, (NH4)2SO4, Nacl, Na2SO4 b/ Dung dịch: CuSO4, K2SO4, KNO3, Ba(NO3)2
a, - Trích mẫu thử.
- Cho từng mẫu thử pư với dd Ba(OH)2
+ Có khí mùi khai: NH4Cl
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+2NH_4Cl\rightarrow BaCl_2+2NH_3+2H_2O\)
+ Có tủa trắng và khí mùi khai: (NH4)2SO4
PT: \(\left(NH_4\right)_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_4+2NH_3+2H_2O\)
+ Có tủa trắng: Na2SO4
PT: \(Na_2SO_4+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow2NaOH+BaSO_4\)
+ Không hiện tượng: NaCl.
- Dán nhãn.
b, - Trích mẫu thử.
- Cho từng mẫu thử pư với dd NaOH
+ Có tủa xanh: CuSO4
PT: \(CuSO_4+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+Cu\left(OH\right)_2\)
+ Không hiện tượng: K2SO4, KNO3, Ba(NO3)2 (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với dd BaCl2
+ Có tủa trắng: K2SO4
PT: \(BaCl_2+K_2SO_4\rightarrow2KCl+BaSO_4\)
+ Không hiện tượng: KNO3, Ba(NO3)2 (2)
- Cho mẫu thử nhóm (2) pư với dd K2SO4
+ Có tủa trắng: Ba(NO3)2
PT: \(K_2SO_4+Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow2KNO_3+BaSO_4\)
+ Không hiện tượng: KNO3
- Dán nhãn.
Nhận biết 8dd
NaNO3 , Mg(NO3)2 , Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , Na2SO4 , MgSO4 , CuSO4
* Dùng Ba(OH)2 vào các dd:
- Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3
- Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm
Mg(NO3)2 + Ba(OH)2 --------- Ba(NO3)2 + Mg(OH)2
MgSO4 + Ba(OH)2 --------- BaSO4 + Mg(OH)2
- Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:
Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 ------------ Ba(NO3)2 + Fe(OH)2
FeSO4 + Ba(OH)2 ------------ BaSO4 + Fe(OH)2
- Xuất hiện kết tủa xanh gồm:
Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 ------------- Ba(NO3)2 + Cu(OH)2
CuSO4 + Ba(OH)2 ------------ BaSO4 + Cu(OH)2
Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl
Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng
Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2
do phản ứng Mg(OH)2 + HCl ----------- MgCl2 + H2O
Kết tủa tan một phần còn một phần không tan ( do BaSO4) là MgSO4
-- Tương tự muối Fe và Cu
Cách nhận biết của 2 bạn kia cũng đúng nhé, bạn có thể tham khảo thêm cách này
cho NaOH vào :
Nhóm 1 \(\begin{cases}NaNO3\\Na2SO4\end{cases}\) không hiện tượng
Nhóm 2\(\begin{cases}Mg\left(NO3\right)2\\MgSO4\end{cases}\) có xuất hiện kết tủa trắng là của Mg(OH)2
Nhóm 3 \(\begin{cases}Cú\left(NO3\right)2\\CuSO4\:\end{cases}\) có xuất hiện kết tủa xanh lơ ( xanh da trời) là của Cu(OH)2
Fe(NO3)2 kết tủa trắng xanh (Nhận biết )
Cho Ba(OH)2 vào từng nhóm trên:
Nhóm 1 : xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4 ( nhận biết )
Nhóm 3 : Xuất hiện kết tủa trắng xanh là CuSO4 ( nhận biết )
Nhóm 2 : sau khi Ba(OH)2 vào ta thêm HCl , ống nào kết tủa tan thì là Mg(NO3)2 ( nhận biết )
Bài 1: Cho các chất ứng với các công thức hóa học sau: KCl, KHCO3, ZnO, Na2SO4, Ca3(PO4)2,
H3PO4, NaOH, AlBr3, CuO, BaO, NH4NO3, P2O5, CaCl2, NH4HSO4, Cu(OH)2, AlCl3, AgNO3, HCl,
Ca(HCO3)2, MgSO3, KOH, Mg(OH)2, Al(NO3)2, Al2O3, Na2SiO3, CuSO4, Ag2O, CuO, HNO3,
Fe2(SO4)3, H2SO4, BaSO4, Ba(OH)2, FeCl3, SO2, SO3, NaNO3, CO2, FeCl2, Fe3O4, CO, CaCO3.
1. Tính phân tử khối của các chất trên.
2. Cho biết hóa trị của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức hóa học trên.
3. Phân loại các chất trên thành oxit (oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính, oxit trung tính); axit (axit
không có oxi, axit ít oxi, axit nhiều oxi, axit mạnh, axit yếu); bazo (bazo mạnh, bazo yếu); muối
(muối tan, muối không tan, muối axit, muối trung hòa).
4. Gọi tên các chất trên.
Nhìn dãy chất dài sợ hãi luônnnn