Cho hỏi là :khi thi tiếng anh 8 hsg những kiến thức ngữ pháp nào thường ra Trọng tâm cần ôn ở đâu ạ
[Góc share tài liệu của VICE]
Đây là quyển sách 25 CHUYÊN ĐỀ NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TRỌNG TÂM của cô Trang Anh. Cực kỳ phù hợp với các bạn muốn ôn thi HSG hoặc ôn thi THPTQG.
Link tải về: Cuộc thi Trí tuệ VICE
Hãy like/share bài viết để nhận ngay món quá cực khủng từ các nhà tài trợ của Hậu sự kiện nào!!
Để ôn thi HSG ạ? Ui, em đang cần :)) *để có gì năm sau em đăng kí thi thử :))*
Cho mình hỏi thi hsg tiếng anh 10 thì cần ôn luyện những kiến thức nào vậy ạ !!
em cũng ko biết nữa, nhưng em thấy môn tiếng anh đề rất rộng, càng nắm thật nhiều ngữ pháp, từ vựng và rèn thêm 1 số đề cao cấp như thi THPT hay mấy đề cambridge thì chắc cx ổn rồi ạ ^^
p.s: Lời khuyên của 1 đứa năm nào thi hsg cx xém áp chót, tự hào vcl
Các cấu trúc ngữ pháp thường được ra trong đề thi hsg tiếng anh 7
Thanks very much
Trọng tâm nha
not copy mấy cấu trúc trên mạng
SO SÁNH BẰNG:
Câu khẳng định : S + V + as + adj/ adv + as + N/Pronoun
Câu phủ định: S + V + not + so/as + adj/ adv + N/Pronoun
Ex: She is as beautiful as her mother.
He is not as tall as his brother.
SO SÁNH HƠN:
Đối với tính từ ngắn: :S + V + adj/adv + er + than + N/pronoun
Tính từ dài : S + V + more + adj/adv + than + N/pronoun
Ex: Linh is taller than Hoa.
She is more intelligent than him.
SO SÁNH NHẤT:
Tính từ ngắn: S + V + the + adj/adv + est + N/pronoun
Tính từ dài : S + V + the most + adj/adv + N/pronoun.
Ví dụ: He learns the best in his class.
He is the most intelligent in his class.
PHẦN 2: CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH1.THÌ HIỆN TẠI ĐƠN (SIMPLE PRESENT):
Chúng ta dùng để diễn đạt một hành động mang tính thường xuyên, theo thói quen hoặc hành hoặc diễn tả chân lý hiển nhiên.
Công thức:
S + Vs/es + O
S + do/does + V + O
Dấu hiệu nhận biết: always, every, usually, often, generally, frequently.
Cách dùng thì hiện tại đơn
Để diễn tả chân lý , một sự thật hiển nhiên.
Ex: The sun rises in the East. Tom comes from England.
Diễn tả thói quen, hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại.
Ex: Mary often goes to school by bicycle. I get up early every morning.
Diễn tả năng lực của con người
Ex : He plays badminton very well
Diễn tả kế hoạch sắp xếp trước trong tương lai, đặc biệt dùng với các động từ di chuyển.
2. THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN (SIMPLE PAST):
Dùng để diễn tả hành động sự vật đã xảy ra trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc.
Dấu hiệu nhận biết: yesterday, yesterday morning, last week, las month, last year, last night.
Công thức: S + was/ were + v_ed + O
Cách dùng thì quá khứ đơn:
Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ trong thời gian đã xác định.
CHỦ TỪ + ÐỘNG TỪ QUÁ KHỨ
When + thì quá khứ đơn (simple past)
When + hành động thứ nhất
3. THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (PRESENT CONTINUOUS):
Diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc bạn nói và hành động chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).
Dấu hiệu nhận biết: now, right now, at present, at the moment,…
Công thức: Subject + be (am/ is/ are) + V_ing + O
Cách dùng Thì hiện tại tiếp diễn
Diễn tả hành động đang diễn ra và kéo dài ở một thời gian ở hiện tại.
Ex: The children are playing football now.
Bạn có thể sử dụng sau câu đề nghị, mệnh lệnh.
Ex: Look! the child is crying. Be quiet! The baby is sleeping in the next room.
Diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại dùng với ALWAYS
Ex : He is always borrowing pen and then he doesn’t remember
Diễn tả hành động sắp xảy ra.
Ex: He is coming tomorrow
Lưu ý : Không dùng thì này với các động từ chỉ nhận thức chi giác như: to be, see, hear, understand, know, like , want, feel, think, smell, love. hate, seem, remember, forget,…
4. THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN (PAST CONTINUOUS):
Dùng khi muốn nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật hay sự việc hoặc thời gian sự vật hay sự việc đó diễn ra …
Dấu hiệu nhận biết: While, at that very moment, at 10:00 last night, and this morning (afternoon).
Công thức: Subject + was/were + V_ing + O
Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn:
Dùng diễn tả hành động đã xảy ra cùng lúc. Nhưng hành động thứ nhất đã xảy ra sớm hơn và đang xảy ra thì hành động thứ hai xảy ra.
CHỦ TỪ + WERE/WAS + V-ING
WHILE + THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
5. TƯƠNG LAI ĐƠN (SIMPLE FUTURE):
Dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Khi quyết định tự phát tại thời điểm nói.
Công thức: S + shall/will + V+ O
Cách dùng thì tương lai đơn:
Khi bạn đoán (predict), bạn nên dùng will hoặc be going to.
Khi dự định trước, dùng “be going to” không được dùng “will”.
Công thức: CHỦ TỪ + AM (IS/ARE) GOING TO + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại: simple form)
Diễn tả dự định đã có kế hoạch trước, không dùng “will” không được dùng “be going to”.
Công thức: CHỦ TỪ + WILL + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại)
6. THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH (PRESENT PERFECT):
Dùng để diễn tả hành động trong quá khứ và vẫn còn diễn ra ở hiện tại hoặc có liên hệ hay ảnh hưởng ở hiện tại.
Công thức: S + have/ has + Past participle + O
Dấu hiệu nhận biết: already, not…yet, just, ever, never, since, for, recently, before…
Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:
Diễn tả hành động đã xảy ra hoặc chưa bao giờ xảy ra trong 1 thời gian không xác định trong quá khứ.
Diễn tả sự lập đi lập lại của 1 hành động ở quá khứ.
Thì hiện tại hoàn thành dùng với since/ for.
Since + thời gian bắt đầu
For + khoảng thời gian
PHẦN 3: USED TO/ BE/ GET USED TOUsed to: đã từng, đã thường.
Dùng để chỉ một thói quen trong quá khứ nhưng nay không còn nữa.
Câu khẳng định: S + used to + V
Câu phủ định: S + did not/ didn’t + use to + V
Câu nghi vấn: Did + S + use to + V?
Be/ Get used to: quen với
Dùng để chỉ một hành động đã quen hoặc đang dần quen với cái gì.
(+) S + Be/ get used to + V_ing
Ex: I am used to waking up early.
PHẦN 4: GIỚI TỪGIỚI TỪ CHỈ THỜI GIAN
In: được dùng trước tháng, năm, mùa, thế kỉ và các buổi trong ngày.
Ex: In the morning, In summer, In June,…
On: được dùng trước thứ, ngày, ngày tháng, ngày được định rõ hoặc một phần nào đó trong ngày.
Ex: On my birthday, on Sunday morning,…
At: được dùng với giờ, các thời điểm trong ngày
Ex: at 5 o’clock, at weekend,…
NGOÀI RA CHÚNG TA CÒN SỬ DỤNG CÁC GIỚI TỪ CHỈ THỜI GIAN KHÁC NHƯ:
“Before”; “After”; “Until”; “From…to…”; “During”; …
GIỚI TỪ CHỈ VỊ TRÍ.
In: dùng cho những địa điểm lớn.
Ex: in country, in village.
On: Dùng cho vùng tương đối dài, rộng như đường phố, bãi biển.
Ex: on the beach.
At: dùng cho một địa điểm nhỏ, một địa chỉ xác định, một địa chỉ cụ thể.
Ex: at school, at class
PHẦN 5: CÂU CẢM THÁNCông thức: What (+a/an) + adj + noun (+ subject + Verb)
Ex: What a beautiful house!
What lovely flowers!
PHẦN 6: ĐỘNG TỪ TÌNH THÁIMAY & MIGHT – MIGHT LÀ QUÁ KHỨ CỦA MAY
Cách dùng MAY:
“May” dùng để nói về một hành động có thể xảy ra.
Ex: He may be in the living room.
Khi nói về một hành động có thể xảy ra ta có thể dùng “might” mà không nhất thiết phải là một hành động trong quá khứ.
Ex: she might not here.
“May/ Might” để chỉ về hành động, sự việc có thể xảy ra ở tương lai.
CAN – CANNOT
Cách dùng CAN:
Ex: I can ride a horse.
Diễn đạt sự xin phép và cho phép.
Ex: All of you cannot stay out after 10 pm.
Lời yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý.
Ex: Can you give me a hand?
Khả năng có thể xảy ra hoặc dự đoán.
Ex: Any child can grow up to be a famous person.
COULD – COULD NOT
Cách dùng COULD:
Khả năng ở quá khứ.
Ex: Nancy could ski by the age of ten. (Nancy biết trượt tuyết khi lên 10.)
Khả năng có thể xảy ra / dự đoán (nhưng không chắc chắn bằng can),
Ex: This new drug could be an important step in the fight against cancer.
Diễn đạt sự xin phép – Could lễ phép và trịnh trọng hơn Can. Nhưng không dùng Could để diễn tả sự cho phép.
Ex: Could I use your computer? ~ Yes, of course you can.
Diễn đạt lời đề nghị, gợi ý hoặc lời yêu cầu lịch sự.
Ex: Could you open the door, please?
WOULD – WOULD NOT – WOULD LÀ HÌNH THỨC QUÁ KHỨ CỦA WILL
Cách dùng WOULD:
Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
EX: Would you pay me in cash, please?
Thói quen trong quá khứ.
Ex: When we were children we would go skiing every winter.
SHOULD – SHOULD NOT – SHOULD LÀ QUÁ KHỨ CỦA SHALL
Ex: I said I should consider the things carefully.
Cách dùng SHOULD
Sự bắt buộc, bổn phận (nghĩa của should không mạnh bằng must).
Ex: You should study harder.
Lời khuyên, lời đề nghị.
Ex: You should not do so.
Hỏi xin lời khuyên, ý kiến hoặc sự hướng dẫn.
Ex: What should we do now?
OUGHT TO – OUGHT NOT TO (OUGHTN’T TO)
Cách dùng OUGHT TO:
Lời khuyên, sự bắt buộc (nghĩa của ought to tương tự với should).
Ex: You ought not to stay up so late.
Sự mong đợi.
Ex: He should / ought to be home by seven o’clock.
MUST – MUST NOT (MUSTN’T)
Cách dùng MUST:
Sự cần thiết, sự bắt buộc
Ex: Students must pass an entrance examination to study at this school.
Lời khuyên, lời yêu cầu được nhấn mạnh.
Ex: It’s a really interesting film. You must see it.
Sự suy luận hợp lý, chắc chắn.
Ex: Harry has been driving all day – he must be tired.
Must not (mustn’t) được dùng để chỉ sự cấm đoán.
Ex: Your car must not park in front of the entrance.
HAVE TO – DON’T HAVE TO
Cách dùng Have to:
Diễn đạt sự cần thiết, sự bắt buộc
Ex: The soup has to be stirred continuously to prevent burning.
Do not have to (= don’t need) chỉ sự không cần thiết.
Ex: Today is Sunday, so I do not have to get up early.
PHẦN 7: ĐƯA RA LỜI ĐỀ NGHỊ, GỢI ÝWhat about/ How about + V_ing/ Nouns
Ex: what about going to the cinema?
Let’s + Verb
Ex: Let’s go to the coffee!
Why don’t we/ us + verb?
Ex: why don’t we go to the beach?
Why not + verb?
Ex: why not go out for a walk?
Shall we + verb?
Ex: shall we go out for a walk?
[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]
Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!
1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.
2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.
3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng tập viết gãy gọn đi thẳng vào vấn đề, vào trực tiếp sẽ giúp mình không bị lố dung lượng cho phép. Tất nhiên với mỗi đoạn văn cần có 1-2 điểm sáng, có thể là nêu số liệu hoặc nêu ví dụ, dẫn chứng đời sống vào văn học thì không hề thiếu.
4. Nghị luận văn học: Thường sẽ không học các tác phẩm ra vào 2 năm gần đây (2021 và 2022), không học tác phẩm ra đề minh hoạ, không học các tác phẩm đọc thêm và tác phẩm nước ngoài. Tức là loại bỏ được các bài Sóng (Đợt 1 năm 2021); Tây Tiến (đợt 2 năm 2021); Chiếc thuyền ngoài xa (năm 2022); Việt Bắc (Đề minh hoạ 2023); Rừng xà nu (Tác giả có tư tưởng không tốt liên quan chính trị, trong phần giảm tải); Đàn Ghita của Lorca (GDTX không học); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (giảm tải) và Số phận con người, Ông già và biển cả,...(các tác phẩm nước ngoài).
Như vậy các tác phẩm có thể ra thi NLVH năm nay:
- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Top 1 quan trọng vì thật ra những năm nay Việt Nam đang tuyên truyền lại tinh thần yêu nước về mọi mặt thông qua thể thao, chính trị, các cuộc thi hoa hậu,...)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Vợ nhặt (Kim Lân) (Mọi người nghĩ rằng đây là tác phẩm ra đề minh hoạ 2022 khả năng cao không ra nhưng mà tác phẩm này vẫn có khả năng thi rất cao, đặc biệt nếu bộ phận những người ra đề ở khu vực miền Bắc)
Đây chỉ là những phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân, các tác phẩm loại trừ vẫn có thể ra thi ở một trích đoạn khác. Tuy nhiên vẫn nên ôn 5 tác phẩm trên nhiều hơn, đặc biệt là bài Đất nước (mới hôm bữa POP đi ngang qua đường Nguyễn Khoa Văn ở Huế, mà cụ Nguyễn Khoa Văn là cụ ông thân sinh của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Dù là tác phẩm nào các cháu cũng nên ôn kĩ về tác giả (một số nét nghệ thuật tiêu biểu, mệnh danh của tác giả,...), tác phẩm (vị trí, hoàn cảnh sáng tác, những mệnh danh của tác phẩm,...), nội dung và nghệ thuật, tìm thêm được các tư liệu liên hệ từ các tác phẩm khác thì sẽ rất tuyệt.
5. Một số kênh các cháu có thể vào học Ngữ văn nước rút, tìm kiếm tư liệu đồng qua việc chủ động ghi chép hoặc thụ động nghe.
a. Facebook
- Thưởng thức sách: https://www.facebook.com/thuongthucsach
- Học văn chị Hiên: https://www.facebook.com/VanhocMH
- Mochi's Garret - Gác xép văn chương: https://www.facebook.com/xinchaotolamochi
b. Youtube
- Triệu Nguyễn Huyền Trang: https://www.youtube.com/@TrieuNguyenHuyenTrang95
- Cô Trần Thuỳ Dương: https://www.youtube.com/@CoTranThuyDuong
c. Tiktok
- Xóm trọ văn chương: https://www.tiktok.com/@xomtrovanchuong?_t=8dQUGCDCMe9&_r=1
- Lê Quang Toàn: https://www.tiktok.com/@lbv.btqvn?_t=8dQUI6BVtZq&_r=1 (Đây là kênh tiktok của một bạn nam HSG môn Ngữ văn sinh năm 2005, đã đâu ĐHSP Huế dựng nên)
Phía trên là một số điều cần biết trong giai đoạn nước rút ôn thi THPTQG môn Ngữ văn cho 2k5 nhé! Chúc các em sẽ đạt được điểm cao. Cần gì cứ ib cho anh qua fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100076127207635
Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé.
P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha
Các anh chị 2k2, 2k3, 2k4 có kinh nghiệm gì truyền đạt cho các em 2k5 không nờ?
Dạ, cho em hỏi: anh chị nào đã thi học sinh giỏi môn tiếng anh lớp 8 thì cho em hỏi :
a) mấy anh chị luyện nghe file nghe nào KET hay PET????
b) thi viết thường thi những đề viết nào? có bài mẫu không ạ?
c) thi nói những topic nào ???
d) và các anh chị có bí quyết gì trong việc viết bài không ạ? ví dụ như về những câu nào ghi mở đầu, kết thúc ... thì được điểm? nên sử dụng những từ vựng nào, từ nào khi viết????
Mong các anh chị cho em xin ý kiến để có thể ôn thi thật tốt, em cảm ơn trước ạ!!!
tui chỉ thi toelf junior thôi nhé
Khi đi thi HSG tiếng anh làm phần ngữ pháp mãi mới được 1 điểm mà phần nghe điểm cao quá nên mình thường bị mất điểm ở bài nghe rất nhiều . Các bạn ơi , có bạn nào có bí quyết để nghe tiếng anh tốt không , chỉ mình với , mình xin cảm ơn nhiều nha !
Cảm nhận học viên - Tự học Tiếng Anh - Tự học Tiếng Anh
Bạn vừa luyện ngữ pháp, đọc, nghe từ dễ đến khó trên duolingo cũng được đó!
bí quyết học tiếng anh của mình đây nè:
Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
Sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.Chơi trò chơi và tập hát các bài hát tiếng Anh.Khi nói chuyện bắng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết bằng tiếng anh.Áp dụng từ, cấu trúc mới học trong nhiều tình huống khác nhau.Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.Cố gắng đoán nghĩa cửa từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp ( không nên quá phụ thuộc vào từ điển ).So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng anh và tiếng việt.Tự chữa lỗi trước khi bạn hoặc thầy chữa.Học theo nhóm hoăc theo cặp là tốt nhất.Học thuộc các qui tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.Nghe băng hoặc tập viết chính tả thường xuyên.Các bạn cho mk link để ôn thi Tiếng Anh IOE cấp trường với.Mk cần gấp để ôn thi.
Link Tiếng Anh chủ yếu là về ngữ pháp, từ vựng và mẫu câu nhá!
vào đây bạn nhé
https://download.com.vn/docs/bo-de-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-olympic-tieng-anh-lop-5/download
DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...
Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.
Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.
Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.
Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.
Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.
Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?
Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".
Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.
HIỂU CHẾT LIỀN'
Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.
Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.
Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.
Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.
Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).
Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.
Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học.
Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.
Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.
SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI
Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.
Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.
Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.
Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.
Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.
Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.
Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)
Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.
Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.
Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.
CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN
Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?
Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.
Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.
Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.
Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.
Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.
Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.
Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.
Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.
Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.
Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.
Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.
Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.
Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.
Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.
Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.
Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.
dài vậy trời
đọc mỏi mắt quá
cho em hỏi mai thi hsg hóa 9 mà hôm qua mới biết thì cần ôn những gì cơ bản ạ( thi huyện)
Mai thi mà hôm nay ôn thì không ổn đâu, em rượt qua một lượt kiến thức, đọc giải và làm lại những dạng em thấy khó. Ngủ, nếu không ngủ được cũng đừng có chơi hay đọc truyện, dễ bị loãng đấy
haizz, ôn cơ bản lí thuyết + vs bài làm đơn giản cũng đc 10\20 đ r