Những câu hỏi liên quan
Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Doanh
Xem chi tiết
Cherry
18 tháng 3 2021 lúc 18:15

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê :

-Tồn tại trong suốt 10 năm, cuộc khởi nghĩa Hương Khê khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tinh thần chiến đầu quả cảm bền bĩ của nghĩa sĩ.

-Khởi nghĩa đã mang đến ý nghĩa to lớn, lập nhiều chiến công

-Sự tan rã của khởi nghĩa Hương Khê là bài học quý báu về kinh nghiệm chiến đấu

=>Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được xem là đỉnh cao trong các cuộc chiến của phong trào Cần Vương. Khởi nghĩa này dù đã đi vào dĩ vẵng của lịch sử, nhưng vẫn luôn là bài học cho mỗi người dân Việt Nam khi nhắc đến tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu quật cường.

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế :

- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương).

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

-Nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

-Cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

=>Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

 
Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 11 2017 lúc 10:06
Nội dung Phong trào nông dân Yên Thế Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đích Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước. Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạo Xuất thân từ nông dân Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Thời gian tồn tại 30 năm (1884 – 1913) 11 năm (1885 – 1896)
Phương thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến Khởi nghĩa vũ trang
Tính chất Dân tộc Dân tộc (phạm trù phong kiến)
Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
11 tháng 4 2017 lúc 11:32
Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương
Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp


>>>>Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?


- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
Bình luận (1)
Trần Thị Bích Trâm
11 tháng 4 2017 lúc 21:13

Điểm khác là:

Nội dung so sánh

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Bình luận (0)
đỗ vy
Xem chi tiết
Quang Nhân
2 tháng 3 2021 lúc 22:28

Em tham khảo nhé !!

 

* Bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. 

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Lãnh đạo

Nông dân.

Văn thân, sĩ phu.

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Lực lượng tham gia

Nông dân.

Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Khởi nghĩa vũ trang.

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

 
Bình luận (4)
Phạm Trần Hoàng Anh
2 tháng 3 2021 lúc 22:29

học tốt

Bình luận (0)
Phạm Trần Hoàng Anh
2 tháng 3 2021 lúc 22:29

undefined

Học tôt

Bình luận (2)
Coffee Gaming
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
21 tháng 3 2022 lúc 20:42

TK

 1. Giống nhau:
- Đều nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Lãnh đạo: đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Đều bị đàn áp và thất bại.
2. Khác nhau.
* Thời gian diễn ra.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: 9 năm từ 1883 - 1892
Khởi nghĩa ba Đình: 2 năm từ 1886 - 1887
Khởi nghĩa Hương Khê: 11 năm 1885 - 1896
* Người lãnh đạo
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Ba Đình: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
KHởi nghĩa Hương Khê: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
* Địa bàn dễn ra.
Khởi nghĩa Bãi sậy: Vùng lau sậy um tùm thuộc Hưng yên.
Khởi nghĩa Ba Đình: Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh - Nga Sơn - Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Hương Khê: 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Cách đánh.
Khởi nghĩa Bãi Sậy: Đánh du kích, lấy ít địch nhiều.
Khởi nghĩa ba Đình: Đánh chiến tuyến cố định, xây dựng hệ thống hầm hào kiên cố quanh 3 làng.
Khởi nghĩa Hương Khê: Dựa vào núi rừng hiểm trở, hệ thống công sự chằng chít tiến hành chiến tranh du kích, đánh địch bằng nhiều hình thức.
Nhận xét: Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên, khởi nghĩa Hương Khê là quy mô lớn nhất, thời gian diễn ra lâu nhất và chiến đấu bền bỉ hơn cả.

Bình luận (0)
Nguyệt Lam
Xem chi tiết
Quang Nhân
31 tháng 3 2021 lúc 22:22

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Bình luận (0)
Quang Nhân
31 tháng 3 2021 lúc 22:23

* Bảng những điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình:

* Chú ý:

- Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.

- Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

- Tuy nhiên, căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như quân khởi nghĩa Ba Đình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến
31 tháng 3 2021 lúc 23:01

thứ nhất, trong số các cuộc khởi nghĩa của phông trào cần vương ( Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh), khởi nghĩa hương khê là cuộc khởi nghĩa có qui mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng lớn ở 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và có thời gian tồn tại lâu nhất(1885-1895)

thứ hai, đây là cuộc khởi nghĩa có tổ chức chặt chẽ hơn so với các cuộc khởi nghĩa khác, huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

thứ ba, về kĩ thuật, nghĩa quân đã biết chế tạo súng trường theo mẫu súng trường của pháp, tự trang bị cho nghĩa quân ( chế tạo được hơn 1000 súng ). Đó là một tiến bộ vượt bậc của nghĩa quân đứng đầu là tướng Cao Thắng

cuối cùng, về chiến thuật quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn và gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, khiến cho thực dân pháp vô cùng căm tức. chúng phải huy động đông đảo lực lượng mới có thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:58

Tham khảo

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần

vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành

độc lập dân tộc, khôi phục lại chế

độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê

hương,… => chưa đưa ra phương

hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 8 2023 lúc 18:58

Tham khảo

Phong trào Cần Vương: Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân.

Thời gian tồn tại:
Phong trào Cần Vương: Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Các sĩ phu văn thân yêu nước.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Khởi nghĩa Yên Thế: Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng tham gia:
  Phong trào Cần Vương: Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân.
Khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân.

Phương thức đấu tranh:
Phong trào Cần Vương: Khởi nghĩa vũ trang.
Khởi nghĩa Yên Thế: Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Tính chất:
Phong trào Cần Vương: Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
Khởi nghĩa Yên Thế: Phong trào nông dân mang tính tự phát.

Bình luận (0)
Alien
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
15 tháng 3 2023 lúc 11:07

Khởi nghĩa Yên Thế là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, diễn ra từ năm 1884 đến năm 1913. Dưới đây là bảng thống kê nêu các điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cuộc khởi nghĩa khác cùng thời (phong trào Cần Vương):

Đặc điểmKhởi động nghĩa Yên ThếPhong trào Cần Vương

time timeTừ năm 1884 đến năm 1913Từ năm 1860 đến năm 1885
vùng đấtbắc bộCác vùng miền Nam và Trung Bộ
Lãnh đạoSĩ Đức Quang, Phan Đình PhùngTôn Thất Thuyết, Phan Đăng Lưu
Tổ chứcTập trung, có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân độiPhân tán, không có tổ chức quân sự, chính quyền, thuế, quân đội
Mục đíchChống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt NamChống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, giành lại quyền tự trị cho Việt Nam
phạm viCó sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, từ quý tộc đến nông dân, công nhânChủ yếu là quý tộc, triều đình, số tướng lĩnh và quan lại

Như vậy, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có nhiều điểm khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa khác cùng thời điểm, đặc biệt là ở cách tổ chức, mục đích và phạm vi tham gia.

Bình luận (0)
Duy Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 7 2021 lúc 22:23

27B

28C

29B

30C

Bình luận (0)