so sánh vòng tuần hoàn nhỉ và vòng tuần hoàn lớn ( điểm giống và khác nhau)
Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể, đến các tế bào và các cơ quan; còn vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi, do đó có những khác biệt sau đây:
- Vòng tuần hoàn lớn: áp lực máu chảy cao, huyết áp tối thiểu không bao giờ bằng không, máu vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải bả.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: áp lực máu chảy thấp, huyết áp tối thiểu bằng không, máu chủ yếu chỉ vận chuyển khí đến phổi để thực hiện trao đổi khí với phổi.
Giống nhau:
- Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chu kỳ.
- Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn
Khác nhau:
Vòng tuần hoàn lớn | Vòng tuần hoàn nhỏ |
- Xuất phát từ tâm thất trái | - Xuất phát từ tâm thất phải |
- Máu rời tim là máu đỏ tươi, theo động mạch chủ đến các cơ quan | - Máu rời tim là máu đỏ thẫm, theo động mạch phổi đến phổi |
- Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào ở các cơ quan trong cơ thể | - Sự trao đổi khí giữa xảy ra giữa máu và phế nang ở phổi |
- Sau trao đổi khí, máu trở nên đỏ thẫm đổ về tâm nhĩ phải | - Sau trao trao đổi khí, máu trở nên đỏ tươi về tim ở tâm nhĩ trái |
- Vai trò: Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào và mang khí cacbonic chất thải ra khỏi tế bào | - Vai trò: Đưa khí cácbonic từ máu qua phế nang và nhận oxy cho máu |
Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể, đến các tế bào và các cơ quan; còn vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi, do đó có những khác biệt sau đây:
- Vòng tuần hoàn lớn: áp lực máu chảy cao, huyết áp tối thiểu không bao giờ bằng không, máu vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải bả.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: áp lực máu chảy thấp, huyết áp tối thiểu bằng không, máu chủ yếu chỉ vận chuyển khí đến phổi để thực hiện trao đổi khí với phổi.
Quan sát hình 30.8:
a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.
b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).
Tham khảo!
a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:
b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đồ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.
So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn của cá và thú có điểm gì giống và khác nhau
Giống : đều là Hệ tuần hoàn kín
Khác : Cá hệ tuần hoàn đơn
Thú hệ tuần hoàn kép
Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ với vòng tuần hoàn lớn??
Cần hỏi nhìu ghê!!Sắp thi gòi giúp mik với
Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể, đến các tế bào và các cơ quan; còn vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn phổi, do đó có những khác biệt sau đây:
- Vòng tuần hoàn lớn: áp lực máu chảy cao, huyết áp tối thiểu không bao giờ bằng không, máu vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải bả.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: áp lực máu chảy thấp, huyết áp tối thiểu bằng không, máu chủ yếu chỉ vận chuyển khí đến phổi để thực hiện trao đổi khí với phổi.
Khác nhau trao đổi khí
Vòng tuần hoàn lớn : sự trao đổi khí giữa máu và tế bào trong các cơ quan cơ thể
Vòng tuần hoàn nhỏ : sự trao đổi khí máu và phế nang ở phổi
Trình bày đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
Tham khảo
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
TK
Đường đi của vòng tuần hoàn máu.
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.
- Ý nghĩa:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Mang máu giàu Oxi và dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể để nuôi cơ thể.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Mang máu giàu CO2 đến phổi để thải CO2 ra ngoài và đồng thời lấy O2 mang về tim.
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua dộng mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi , qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ , rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải , từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải . Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn
Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
Tham khảo!
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
tham khảo:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi trở về tâm nhĩ phải, từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải.
+)Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
+)Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
So sánh hệ tuần hoàn giữa thú và cá (tim, hệ mạch máu, vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể)
- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn
- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.
- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.
- Dựa vào hình:
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.