Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
hồ văn hưng
2 tháng 12 2016 lúc 14:51

Vì vận đọng viên vận động quá nhiều ra mồ hôi dẫn đến mất nước ,mất muối khoáng ,thiếu oxi.Các tế bào hoạt động thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit latic trong cơ sẽ ảnh hưỡng đến sự cơ và duỗi cơ .Hiên tượng co cơ hay cứng cơ là hiện tượng 'chuột rút'

Lưu Ngọc Bảo Chi
15 tháng 12 2016 lúc 18:39

Nếu ‘chuột rút’ xảy ra ở tay hay chân thì ít nguy hiểm, nhưng nếu xảy ra ở các phủ tạng (tim, não) thì có thể dẫn đến tử vong tức thời.

 

‘Chuột rút’ hay còn gọi vọp bẻ là hiện tượng hay xảy ra cho mọi người, có khi ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết phòng ngừa và xử lý phù hợp. Nhiều người vẫn cứ nghĩ đây chỉ là hiện tượng thông thường nên ít quan tâm, ngay cả một số thầy thuốc.

Nguyên nhân sâu xa của ‘chuột rút’ là hiện tượng thiếu máu cục bộ và cơ thể đã phản ứng lại hiện tượng này bằng cách co cứng các cơ (ở nơi bị thiếu máu) một cách thái quá.

Chuột rút thường xảy ra trong các điều kiện sau: Người già yếu, thiếu máu, tiêu chảy mất nước (như bệnh tả), ốm lâu ngày, phụ nữ sau khi sinh (nhất là khi sinh bị mất máu nhiều), vận động quá sức chịu đựng của cơ thể (hay thấy ở các vận động viên) và một số bệnh lý về mạch máu như viêm tắc động tĩnh mạch chi, xơ vữa mạch máu…

Nếu chuột rút chỉ xảy ra ở tay hay chân thì ít nguy hiểm (tuy nhiên vẫn có những kình ngư bị chết đuối chỉ vì vọp bẻ), nhưng nếu xảy ra ở các phủ tạng (tim, não) thì có thể dẫn đến tử vong tức thời, nếu qua được cơn hiểm nghèo thì di chứng cũng rất nặng nề.

Khi bị chuột rút ở các chi (điều này hay xảy ra) ta nên làm như sau: Thả lỏng cơ bắp, không nên ‘chống’ lại bằng cách cố gắng vận động, càng chống lại cơ càng co cứng.

Sưởi ấm vùng bị ‘chuột rút’ bằng cách: đắp khăn nóng hoặc dùng máy sấy tóc sấy tại khu vực đó. Xoa bóp nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.

Để đề phòng chuột rút: Đối những người hay bị chuột rút nên xoa bóp tay chân kỹ trước khi vận động mạnh, đặc biệt đối với các vận động viên thì việc khởi động (làm nóng) rất quan trọng, nhất là khi bơi lội.

Cần chú ý là không nên vận động quá sức. Đối với những người già yếu, phụ nữ sau khi sinh luôn luôn được sưởi ấm, xoa bóp nhẹ nhàng.

Để tránh ‘chuột rút’ ta phải chuẩn bị nền thể lực. Thể lực càng tốt thì càng ít khi bị chuột rút. Tích cực điều trị, chữa các bệnh lý về mạch máu: như viêm tắc động mạch chi, xơ vữa mạch máu…

Không nên hút thuốc, uống rượu, nhất là đối với những người có tiền sử bị đột quỵ do co thắt động mạch não và cơ tim.

 
Vũ Duy Hưng
8 tháng 1 2017 lúc 18:24

Bạn tham khảo nhé:

- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.
Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ ==>> Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”

nguyễn thị thanh huyền
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Gia Bảo
13 tháng 12 2017 lúc 19:39
Đề cương các câu hỏi ôn tập môn sinh học lớp 8 Dưới đây là bộ tổng hợp những câu hỏi sinh hợp lớp 8 gồm cả đáp án trả lời gợi ý các bạn có thể tham khảo và dễ dàng nắm bắt kiến thức và thi thật tốt nhé. Lưu ý bộ câu hỏi này chỉ mang tính chất tham khảo

1. hãy nêu các loại mô chính và chức năng
* Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ,hấp thụ, tiết
- Mô liên kết: có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan
- Mô cơ: gồm cơ vân, cơ trơn và cơ tim có chức năng cơ dãn
- Mô thần kinh: tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường

2. Phản xạ là gì ? hãy lấy ví dụ về phản xạ
- Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than nóng chân vội nhấc lên là một phản xạ
Khi trời nóng bức quá thì cơ thể tiết mồ hôi

3 . Từ một VD cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó
- Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng , liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh . Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm tới chân ( cơ quan phản ứng)
- Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm chuyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích

4 Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài
- Đầu xương
+Sụn bọc đầu xương ->giảm ma sát trong khớp xương
+Mô xương xớp có các nan xương -> phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tuỷ đỏ của xương
- Thân xương
+ Màng xương ->giúp xương phát triển to về bề ngang
+Mô xương cứng ->chịu lực đảm bảo vững chắc
+ Khoang xương ->chứa tuỷ đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu, tuỷ vàng ở người lớn

5. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với sự hoạt động của con người?
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thắng

6. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương
- Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ
+ Chất hữu cơ là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương
+ Chất vô cơ ( canxi và phốt pho) làm tăng độ cứng rắn của xương
Sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất vô cơ đảm bảo cho xương vừa rắn chắc vừa đàn hồi là cột trụ của cơ thể

7* Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?
- Khi hầm xương bũ, lợn…….chất cốt giao bị phânhủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương cũn lại là chất vụ cơ không cũn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở

Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Trả lời
- Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng.
- Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên.
- Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại.
- Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
- Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển.
-Xương gót lớn phát triển về phía sau.

8. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng.
Trả lời
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là.
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau tạo nên tế bào cơ dài.
- Mỗi tế bào cơ có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

9. Chứng minh sự tiến hóa của hệ cơ người?
Trả lời
+ Các cơ mặt ở người phân hoá có khả năngbiểu lộ tình cảm, trong khi cơ nhai có tác dụng đưa hàm lên xuống, qua lại để nghiền thức ăn không phát triển ở động vật ( do con người đã sử dụng thức ăn chín).
+ Cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân khoẻ cử động chủ yếu là gập duỗi.
+ Các cơ cẳng tay, phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách các phần khác nhau của tay, cơ bàn tay phân hoá nhiều có tác dụng gập duỗi và xoay cẳng tay, bàn tay.
+Đặc biệt là sự phân hoá của các cơ cử động ngón cái khá hoàn chỉnh, riêng ngón cái có tới 8 cơ phụ trách vận động ngón cái.

10 Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%), các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và các chất thải
- Hồng cầu vận chuyển ôxi và CO2

11* Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết để tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu

Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào

12*.Câu 5:Các bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể
+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+ Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
+ Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện

13*. Câu 6 Cơ thể có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ cơ thể khi bị các vết thương gây đứt vì mạch máu dẫn đến chảy máu?
Khi cơ thể bị thương máu cháy ra ngoài mạch sẽ bị đông lại để ngăn chặn máu trong cơ thể tiếp tục chảy -> tránh cho cơ thể không bị mất máu . Để đảm bảo chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh mất máu bằng cơ chế sau:
Sơ đồ cơ chế đông máu Đề cương các câu hỏi ôn tập môn sinh học lớp 8

14*. Câu 8. Sự đông máu:
- Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vì và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hỡnh thành khối máu đông cũn cú nhiều yếu tố khỏc, trong đó có ion canxi (Ca2+ )

nguyên tắc truyền máu:Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.

15* . Câu 2: Cấu tạo và chức năng của tim
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim, cơ tim cấu tao giống cơ vân nhưng hoạt động tự động ( giống cơ trơn ) do các hạch thần kinh nằm ngay trên vách tim chia tim thành hai nửa ( nửa trái và nửa phải ).Mỗi nửa có hai ngăn tâm nhĩ ở trên tâm thất ở dưới. Độ dày thành cơ tim của các tâm là khác nhau.
- Thành cơ của tâm thất dày hơn thành cơ của tâm nhĩ vì nú phải co búp đẩy máu lên phổivà đi khắp cơ thể .Thành của tâm nhĩ và thất trái dỳa hơn thành các khoang tim tương ứng ở bên phải
- Trong các khoang tim được lót bởi một lớp màmg mỏmg có van tim nằm ở giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa tâm thất trái với động mạch chủ, giữa tâm thất phải với động mạch phổi. Nhờ các van này nên khi tim co máu chỉ chảy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thấtvà từ tâm thất ra động mạch

16*. Câu 9. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
- Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi thì cú:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh

17*. Câu 8.Các cơ xương ở lồng ngực đó phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bờn là chủ yếu
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn và cơ hoành dón làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trớ cũ.
- Ngoài ra, cũn cú sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.

18*. Câu 6: Dung tích sống là gì ? Qúa trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào ? Dung tích phổi khi hít vào và thở ralúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố nào
- Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khi mà 1 cơ thể hít vào và thở ra
- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa
+ Dung tích khí cặn phụ thuộc khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần được luyện tập đều đặn từ bé
àCần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ralúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố:
+ Tầm vóc cơ thể + Giới tính + Tình trạng sức khoẻ bệnh tật + Sự luyện tập

19*. Câu 7: Mổ tả sự khuếch tỏn của 02 và CO2:
*Trao đổi khí ở phổi:
- Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tỏn từ từ ko khớ phế nỏn vào mỏu
- Nồng độ C02trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tỏn từ máu vào ko khớ phế nang.
*Trao đổi khí ở tế bũa:
- Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuech tỏn từ máu vào tế bào
- Nồng độ CO2 trong tế bao cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tỏn từ tế bào vào mỏu

20*. Thực chất biến đổi lí học, hóa học của thức ăn trong khoang miệng là gỡ?
- Biến đổi lí học trong khoang miệng thực chất là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn, và đảo trộn thức ăn cho thấm đẫm nước bọt.
+ Răng nhai,nghiền
+ Lưỡi, cơ môi, cơ má, răng Đảo trộn thức ăn
+ Tuyến nước bọt tiết nước bọt
àlàm thức ăn được nghiền cho mềm, nhuyễn, đảo trộn ướt ,thấm đẫm nước bọt à dễ nuốt
- Biến đổi hóa học trong khoang miệmg
Hoạt động của enzim amilaza cú trong nước bọt àBiến đổi 1 phần tinh bột ( chín) thành đường mantozo
21*. Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
- vì tinh bột trong cơm đó chịu tỏc dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đó tỏc dụng vào các gai vị giỏc trờn lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
22*. Câu 1, 2, 3 – 89. trình bày sự tiờu hóa thức ăn ở dạ dày
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày
- Tiết dịch vị
- Biến đổi lí học của thức ăn
- Biến đổi hóa học của thức ăn
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.

Biến đổi lí học ở dạ dày
- Thức ăn chạm lưỡi, chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ tiết ra 1 lít dịch vị) để hòa loóng thức ăn
- Sự phối hợp hoạt động của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Biến đổi hóa học ở dạ dày
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza ( đó được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm đều dịch vị
- Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

23*. Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phângiải thành đường glucozo ( đường đơn)
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.

24*. Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non giỳp nú đảm nhận tốt vai trũ hấp thụ các chất dinh dưỡng ?
- Lớp niờm mạc ruột non cú các nếp gấp với các lụng ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tíchbề mặt bên trong của nó tăng lên gấp khoảng 600 lấno với diện tích mặt ngoài
- Ruột non dài tới ( 2,8 – 3 m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá
- Ruột non cú mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phânbố dày đặc tới từng lông là điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

25*. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự TĐC ở hai cấp độ này
- TĐC ở cấp độ cơ thê là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiờu hóa, hụ hấp, bài tiết với mụi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn nước muối khóang Oxi từ mụi trường, thải ra khớ các bo nic và chất thải.
- TĐC ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào với mụi trường trong cơ thể. máu cung cấpcho tế bào các chất dinh dưỡng và o xi , tế bào thải vào máu khớ Cac bo nic và sản phẩm bài tiết
- Mối quan hệ: TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và o xi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, Khớ cac bo nic thải ra ngoài mụi trường, TĐC ở tế bào giải phúng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động TĐC…Như vậy, hoạt động TĐC ở hai cấp độ gắn bú mật thiết với nhau không thể tỏch rời nhau

26*. Hóy giả thích vì sao núi thực chất quy trình TĐC là sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quy trình tổng hợp các sản phấm đặc trưng cho tế bào của cơ thể , tiến hành song song với quy trình dị hóa để giải phúng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống
- TĐC và chuyển hóa vật chất và năng lượng liờn quan chặt chẽ với nhau

27*. Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
*Lập bảng so sánh đông hóa và dị hóa
Đồng hóa Dị hóa
Xảy ra trong tế bào Xảy ra trong tế bào
tổng hợp các chất phângiải các chất
tích lũy năng lượng giải phóng năng lượng




*Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá
- Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phúng trong quy trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa.
- Hai quy trình này tuy trỏi ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không cú nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không cú dị hóa thì sẽ không cú năng lượng cho hoạt động đồng hóa.
28*. trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét:
- Trời nóng, mạch máu dưới da dón ra, lưu lượng máu qua da nhiều làm da trở nên hồng hào tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Trời oi bức, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, nhưng không bay hơi được sẽ chảy thành dũng.
- Trời rét, mạch máu dưới da co lại, lưu lượng máu qua da cũng ít đi nên da ta tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm giảm sự tỏa nhiệt

tham khảo thử coi nha

bổ ích thì hãy like ok

Trương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Tử Tử
2 tháng 11 2016 lúc 17:00

khoang miệng có răng ddể nghiền nát t.ăn, ddồng thời có ez amilaza tirst ra .để biến ddổi tinh bột thành .đường (tiêu hóa một phần)

đến dạ dày sẽ có nhiều ez phục vụ cho tiêu hóa hơn như pepsin gíup tiêu hóa hết t.ăn

ruột non dài hơn dạ dày gíup tiêu hóa t.ăn còn lại và hấp thụ t.ăn

Nguyen Nhi
Xem chi tiết
Lê Như Quỳnh
16 tháng 11 2016 lúc 23:17

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:

Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vịPhân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
Lê Văn Đức
16 tháng 11 2016 lúc 21:07

Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa:

Chứa đựng thức ăn.

Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn.

Dạ dày được ví như chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh hoạt. Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó. Dung lượng bình quân của dạ dày người trưởng thành khoảng 1.5 lít. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh. Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng.

Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên, tạo điều kiện dễ dàng cho thức ăn tiếp tục đi vào dạ dày.

Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Khi thức ăn ăn vào có thể kích thích dạ dày tiết vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa.

Khi bị viêm dạ dày, trương lực cơ dạ dày tăng lên, sức chứa đựng của dạ dày giảm, bệnh nhân ăn mau no và chán ăn.

Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân một cách có thứ tự:

Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.

Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.

Do cách sắp xếp như vậy, nên giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2 quá trình tiêu hóa thức ăn:

Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa.

Thức ăn ở giữa chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động.

Bạn có thể vào : Chức năng tiêu hóa của dạ dày - Tin tức & Sự kiện để tham khảo , mk cũng vừa ở đó ra đấy

Phạm Thị Huệ
17 tháng 11 2016 lúc 21:31

Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori ,vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày

nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
24 tháng 11 2016 lúc 17:32

Nhai kĩ sẽ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các enzim tại khoang miệng và dạ dày có thể làm việc tốt hơn, giúp cho chất dinh dưỡng trong thức ăn được thành ruột hấp thụ tốt hơn , như vây sẽ tạo ra năng lượng nhìêu hơn, giúp cho chúng ta no lâu hơn.

Chúc bn hok tốt !

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 11 2016 lúc 17:31

"Nha kĩ no lâu" chỉ ý là cần phải nhai kĩ, thức ăn mới được tiêu hóa hoàn toàn, tất cả thức ăn sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho các hệ cơ quan tạo ra năng lượng để no lâu.

nguyễn thị hoàng hà
24 tháng 11 2016 lúc 17:36

Nghĩa đen của câu "nhai kĩ no lâu'' là :

Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được biến thành dạng nhỏ , làm tăng bề mắt tiếp súc với các enzim tiêu hóa -> nên hiệu suất tiêu hóa cao , cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng , cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu .

Bích Ngân
Xem chi tiết
Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trung
27 tháng 11 2016 lúc 16:04

Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản..

Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.

Shizuka
16 tháng 12 2016 lúc 13:04

Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.​

 
Dragon City
27 tháng 11 2016 lúc 16:05

vì... cười không được ăn =))))))))) hihahiha

La Thị Thu Phượng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
28 tháng 11 2016 lúc 11:40

ahuhu

Khải Phong Trần
13 tháng 12 2016 lúc 10:47

Tại chỗ giao nhau giữa đường khí quản và đường thực quản là nắp thanh quản,khi ta ăn hay uống thì nắp này sẽ đậy đường khí quản lại để thức ăn,nước uống có thể đi qua thực quản xuống dạ dày mà không bị lọt vào đường khí quản.Nếu không có nắp này thì thức ăn nước uống sẽ rơi vào đường khí quản khiến ta bị sặc.

Rob Lucy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 11 2016 lúc 10:39

Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ.
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt.

nguyễn thị hoàng hà
29 tháng 11 2016 lúc 11:15

Khi nhai cơm , bánh mì lâu trong miệng ta cảm thấy ngọt vì :

Khi ngậm cơm , bánh mì lâu trong miệng , tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành đường đôi (đường mantôzơ) , đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lưỡi → cảm thấy vị ngọt .

Cao Hà
30 tháng 11 2016 lúc 21:08

ường bột

 

Một Mình Tôi
Xem chi tiết
nguyễn thị hoàng hà
29 tháng 11 2016 lúc 20:41

Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, có tác dụng đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.