Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

nguyễn thư
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 1 2021 lúc 16:08

Biến đổi hóa học : hoạt động của enzim amilaza có trong nước bọt biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ

Bình luận (0)
Trịnh Long
3 tháng 1 2021 lúc 18:38

Một số tinh bột chín bị biến đổi hóa học thành đường mantozo dưới tác dụng enzim Amilaza trong nước bọt.

Bình luận (0)
Phạm Kiều Oanh
Xem chi tiết
Mai Hiền
30 tháng 12 2020 lúc 11:06

Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:

- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu. 

- Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng → hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản.

- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.

- Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.

Bình luận (1)
Sa Eun
Xem chi tiết
Ú Bé Heo (ARMY BLINK)
26 tháng 12 2020 lúc 22:23

* Khoang miệng được cấu tạo để phù hợp với chức năng cắn, xé, nhai, nghiền, đảo trộn:

- Răng: được phân hóa thành 3 loại để phù hợp với chức năng của nó:

+ Răng cửa: cắn và xé thức ăn.

+ Răng nanh: xé thức ăn.

+ Răng hàm: nhai, nghiền nát thức ăn.

- Lưỡi: được cấu tạo hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn.

- Má, môi: tham gia vai trò giữ thức ăn trong miệng.

- Các tuyến nước bọt nằm dưới lưỡi: tiết nhiều nước bọt khi ăn để thấm đều lên hết thức ăn (đặc biệt là thức ăn thô). Trong nước bọt có nhiều enzim amilaza tham gia biến đổi, tiêu hóa tinh bột chín thành đường đôi.

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho tui nha ☺

Bình luận (0)
Quang Nhân
26 tháng 12 2020 lúc 22:27

 Tiêu hóa ở khoang miệng

Cấu tạo khoang miệng (hình 25-1)

- Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động sau:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt

+ Tạo viên thức ăn

 

+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

Bình luận (0)
Manhhjdjjj
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
22 tháng 12 2020 lúc 21:06

Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài.

Bình luận (0)
Manhhjdjjj
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
22 tháng 12 2020 lúc 20:54
  - Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau: + Ăn. + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá. + Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học). + Hấp thụ chất dinh dưỡng. + Thải phân.
Bình luận (0)
Thảo
Xem chi tiết
- Vu -
14 tháng 12 2020 lúc 19:40

- Theo em ý kiến trên đúng. 

Vì răng, lưỡi, các cơ miệng đã giúp nghiền nhỏ, tạo viện thức ăn để thức ăn di chuyển dễ dàng trong ống tiêu hóa. Nước bọt có tác dụng làm ướt mềm thức ăn đặc biệt là thức ăn khô giúp thức ăn được nghiền nhỏ.

Ở khoang miệng, chỉ một phần gluxit được biến đổi về mặt hóa học

→ Thức ăn ở khoảng miệng chủ yếu là biến đổi lí học 

Bình luận (0)
Jennifer Ruby Jane
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
10 tháng 12 2020 lúc 22:42

Vì khi chiên sẽ rất khô .Vì vậy khi cơm vào dạ dày sẽ cần 1 thời gian để làm mềm thức ăn

2. khi cơm đươc chiên sẽ cần nhiều thời gian để biến tinh bột chín thành đường mantozo

Bình luận (0)
Jennifer Ruby Jane
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Linh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 12 2020 lúc 15:37

Được biết nước bọt có enzin giúp khử trùng răng miệng Nhưng trong khoảng thời gian dài đi ngủ . Khi ngủ thì lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm mà nước bọt là một cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng . Do đó , nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao hơn và có thể mắc các bệnh về răng miệng và các bệnh khác lên cho dù nước bọt đã có enzin bảo vệ xong rồi thì chúng ta vẫn phải lên vệ sinh răng miệng

Bình luận (0)
nguyễn sam
Xem chi tiết