Cho hình vẽ: Tính \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}+\widehat{E}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D. Điều nào dưới đây không suy ra ΔABC ∽ ΔDEF
A. \(\widehat B = \widehat E\)
B. \(\widehat C = \widehat F\)
C. \(\widehat B + \widehat C = \widehat E + \widehat F\)
D. \(\widehat B - \widehat C = \widehat E - \widehat F\)
Đáp án đúng là đáp án C.
Vì \(\widehat B + \widehat C = \widehat E + \widehat F\) chưa thể suy ra được \( \widehat B = \widehat E\) và \( \widehat C = \widehat F \)
Lục giác ABCDEF có số đo các góc ( tính theo độ) là một số nguyên và \(\widehat{A}-\widehat{B}=\widehat{B}-\widehat{C}=\widehat{C}-\widehat{D}=\widehat{D}-\widehat{E}=\widehat{E}-\widehat{F}\)
Giá trị lớn nhất của \(\widehat{A}\)có thể bằng bao nhiêu ?
Tống các góc trong của lục giác bằng (6-2)180độ=720độ
Đặt A-B=B-C=C-D=D-E=E-F=a, ta có:
A+BC+D+E+F=720độ
=>A(A-a)+(A-2a)+(A-3a)+(A+4a)+(A-5a)=720độ
=>6A-15a=720độ=>2A=5a+240độ
Với A=175độ thì a=22độ. Già trị lớn nhất của A là 175độ
Do A là số tự nhiên và chia hết cho 5 nên A<hoặc=175độ
Cho ΔABC ∽ ΔDEF. Biết \(\widehat A = {60^o};\widehat E = {80^o}\), hãy tính số đo các góc \(\widehat B,\widehat C,\widehat D,\widehat E\)
Vì ΔABC ∽ ΔDEF \( \Rightarrow \widehat A = \widehat D{,^{}}\widehat B = \widehat E{,^{}}\widehat C = \widehat F\)
Mà \(\widehat A = {60^o} \Rightarrow \widehat D = {60^o}\)
\(\widehat E = {80^o} \Rightarrow \widehat B = {80^o}\)
Có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\)
\( \Rightarrow \widehat C = \widehat F = {180^o} - {60^o} - {80^o} = {40^o}\)
Lục giác ABCDEF có số đo các góc (tính theo độ) là một số nguyên và
\(\widehat{A}-\widehat{B}=\widehat{B}-\widehat{C}=\widehat{C}-\widehat{D}=\widehat{D}-\widehat{E}=\widehat{E}-\widehat{F}\). Giá trị lớn nhất của \(\widehat{A}\) có thể bằng bao nhiêu?
cho tứ giác BCDE có \(\widehat{B}\)=120o và \(\widehat{E}\)=60o. Tính \(\widehat{D}\)và \(\widehat{C}\)
Đề thiếu dữ kiện bạn nhé, chỉ tính được tổng của góc D và góc C thôi.
Câu 14. Cho △ABC và △DEF , biết AC = DE,BC = DF . Hai tam giác sẽ bằng nhau theo
trường hợp cạnh- góc- cạnh nếu có thêm điều kiện:
A. \(\widehat{A}=\widehat{D}\) B. \(\widehat{C}=\widehat{D}\) C. \(\widehat{A}=\widehat{E}\) D. \(\widehat{C}=\widehat{E}\)
Đáp án B, \(\widehat{C}=\widehat{D}\)
Trong Hình 95, đường thẳng a là đường trung trực của hai đoạn thẳng AB và CD. Chứng minh:
a) AB // CD;
b) \(\Delta MNC = \Delta MND;\)
c) \(\widehat {AMD} = \widehat {BMC}\);
d) \(AD = BC,\widehat A = \widehat B\);
e) \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\).
a) Ta có: đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB và CD nên \(a \bot AB;a \bot CD\).
Suy ra: AB // CD.
b) Đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB và CD nên MN là đường trung trực của đoạn thẳng AB và CD. Suy ra: MD = MC.
Xét tam giác vuông MNC và tam giác vuông MND có: ND = NC; MD = MC.
Vậy \(\Delta MNC = \Delta MND\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông).
c) \(\Delta MNC = \Delta MND\)nên \(\widehat {CMN} = \widehat {DMN}\).
Mà \(\widehat {AMN} = \widehat {BMN} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {AMN} - \widehat {DMN} = \widehat {BMN} - \widehat {CMN}\).
Vậy \(\widehat {AMD} = \widehat {BMC}\).
d) Xét hai tam giác AMD và BMC có:
MA = MB;
\(\widehat {AMD} = \widehat {BMC}\);
MD = MC.
Vậy \(\Delta MAD = \Delta MBC\)(c.g.c). Suy ra: \(AD = BC,\widehat A = \widehat B\) (cặp cạnh và góc tương ứng).
e) \(\Delta MAD = \Delta MBC\) nên \(\widehat {ADM} = \widehat {BCM}\) (2 góc tương ứng).
\(\Delta MNC = \Delta MND\) nên \(\widehat {MCN} = \widehat {MDN}\) (2 góc tương ứng).
Vậy \(\widehat {ADM} + \widehat {MDN} = \widehat {BCM} + \widehat {MCN}\) hay \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\).
Tính các góc của hình thang ABCD , có đáy là AB , CD . Biết rằng
a) \(\widehat{A}-\widehat{D}=20^o;\widehat{B}=2\widehat{C}\)
b) \(\widehat{A}-\widehat{B}=\widehat{B}-\widehat{C}=20^o\)
a: góc A-góc D=20 độ
góc A+góc D=180 độ
=>góc A=(20+180)/2=100 độ và góc D=180-100=80 độ
góc B=2*góc C
góc B+góc C=180 độ
=>góc B=2/3*180=120 độ; góc C=180-120=60 độ
b: góc B-góc C=20 độ
góc B+góc C=180 độ
=>góc B=(180+20)/2=100 độ và góc C=80 độ
=>góc A=100+20=120 độ
=>góc D=60 độ
cho tam giác ABC,có \(\widehat{B}=75\)Độ ,\(\widehat{C}=45\)Độ .Vẽ đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng BC .Gọi E là điểm thuộc d và cùng nửa mặt phẳng bờ BC đối với A sao cho \(\widehat{EBC}=30\)Độ.
a,chứng minh tam giác BEC cân tại E
b,chứng minh \(\widehat{BAC}=\widehat{ABE}+\widehat{ACE}\)
c, tính \(\widehat{AEB}\)
Cho góc A = 90o . Gọi B ; C là các điểm thuộc hai cạnh của góc A , điểm D nằm giữa B và C ; điểm E nằm giữa B và D biết \(\widehat{BAE}\) = 20o , \(\widehat{EAD}\) = 30o . Tính \(\widehat{DAC}\)
Lời giải:
$\widehat{DAC}=\widehat{BAC}-\widehat{BAE}-\widehat{EAD}=90^0-20^0-30^0=40^0$