Những câu hỏi liên quan
duy vĩ lê
Xem chi tiết
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:37

1.

Hiệp ước Nhâm Tuất:
- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).
+) hiệp ước Giáp Tuất:
+Triều đình Huế Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp
+Công nhận quyền đi lại, buôn bán,kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp
+Nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp
+) hiệp ước Hác-măng:
-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
-Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
-Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
-Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
-Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.
-Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
+) hiệp ước Pa-tơ-nốt:
Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

2.

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hương
18 tháng 6 2020 lúc 17:38

3. Vì

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)
Phương_52_7-23 Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Luyến
18 tháng 4 2023 lúc 21:52

image

Bình luận (0)
nguyễn minh nguyệt
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 3 2019 lúc 20:36

Câu 1

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

câu 3

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.




Bình luận (0)
Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 10 2018 lúc 0:07
Ấn Độ Trung Quốc

1.Hoàn cảnh:Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ:

Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”

Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.

Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.

Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói

1. Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu, mục nát. Từ năm 1840 -1842, Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện,mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã chia nhau “xâu xé” Trung Quốc .Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

a,Các cuộc khởi nghĩa

1857-1859: khởi nghĩa của binh lính Xi-pay ở Bắc và Trung Ấn

1875-1885: cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn.

1885: Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản Ấn đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.

1905: nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh đối với Ben gan.

7/1908: công nhân Bom-pay bãi công chính trị, xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh, đây là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực lượng và bênh vực người yêu nước.

b,Phong trào đấu tranh có tổ chức

Diễn biến khởi nghĩa Xi-pay 1857-1859

Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60. 000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn, cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp dã man.

Ý nghĩa: tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.

Đảng Quốc Đại: thành lập; mục tiêu đấu tranh; và quá trình hoạt động:

Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.

Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái:

Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.

Phái “Cấp Tiến” do Ti lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh. Tháng 6/1908, chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác.

Hạn chế của phái cấp tiến: không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến.

2.Phong trào đấu tranh của nhân dânTrung Quốc

1. Nguyên nhân:

Trước nguy cơ xâm lược của các nước Đế quốc. Sự hèn nhát của triều đình Mãn Thanh.

2. Diễn biến

Phong trào Thái Bình Thiên Quốc diễn ra năm 1851 – 1864 do Hồng Tú Toàn lãnh đạo Phong trào Duy Tân năm 1898 do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo Phong trào Nghĩa Hòa đoàn diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

3. Kết quả : thất bại

4. Ý nghĩa :Làm lung lay nền tảng phong kiến, cổ vũ cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911

1. Người lãnh đạo Tôn Trung Sơn

Tháng 8.1905 Tôn Trung Sơn thành lậpTQuốc đồng minh hội Đề ra “học thuyết Tam dân ”

2 Diễn biến

10.10.1911, cách mạnh bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương sau đó lan ra các tỉnhmiền Nam, miền Trung. Ngày 29. 12. 1911, chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc thành lập. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời. 2/1911,Viên Thế Khải lên làm tổng thống. Cách mạng kết thúc.

3.Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để

Chưa thủ tiêu được sở hữu ruộng đất phong kiến. Chưa xoá bỏ ách đô hộ của TB nước ngoài. Chưa đem lại quyền lợi cơ bản cho ND lao động ( ruộng đất)

4. Ý nghĩa:

Lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển ở Trung Quốc Ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á , trong đó có Việt Nam
Bình luận (0)
Liễu Nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
8 tháng 5 2021 lúc 18:59

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

Bình luận (0)
vân dolce
8 tháng 5 2021 lúc 20:19

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

Bình luận (0)
hiếu tạ
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
22 tháng 4 2019 lúc 22:26

- Phong trào đã phá vỡ ách kìm kẹp của địch ở nơi
- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã dẫn đến sự ra đời của MTDTGP miền Nam Việt Nam ( 20-12-1960). Sau đó là sự ra đời của Trung ương cục miền Nam (1-1961) và Quân giải phóng miền Nam (2-1961).
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công liên tục, giai đoạn ổn định của kể thù đã chấm dứt, giai doạn khủng hoàng triền miên bắt đầu.
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ-Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Điệm.

Bình luận (1)
Toan Pham
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 10 2017 lúc 21:09

2. Nội dung của phong trào văn hóa Phục hưng :
+ Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
+ Đề cao giá trị con người.
+ Đòi tự do cá nhân.

3. Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng

- Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng phong kiến lỗi thời.

- Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diệu Linh
13 tháng 11 2017 lúc 18:09

Ý nghĩa: Phong trào lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô, đã phá trật tự xh phong kiến, đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật

Nội dung: +Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.

+Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.

+Đòi tự do cá nhân.

Bình luận (0)
thư hà
Xem chi tiết
thư hà
30 tháng 10 2021 lúc 12:08

mọi người giúp mình với mình cảm ơn trước nha vui

Bình luận (1)
Bà ngoại nghèo khó
30 tháng 10 2021 lúc 12:58

Câu 1

Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...

Điều kiện:

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.

Câu 2: Mik chưa nghĩ ra

Câu 3:

Xuất hiện cải cách tôn giáo vì:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Có tác động:

 Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M.Lu – thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp các nước châu Âu.

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.

- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái:

    + Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ.

    + Tân giáo là tôn giáo cải cách.

Câu 4:

 

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

 

Bình luận (1)
Bin Nèe
Xem chi tiết
Hquynh
8 tháng 3 2021 lúc 21:05

Những khởi nghĩa đó thất bại vì-Ko đủ lực lượng -Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

Bình luận (1)
︵✰Ah
8 tháng 3 2021 lúc 21:06

Những khởi nghĩa đó thất bại vì

-Ko đủ lực lượng 

-Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết

 -Một số cuộc khởi nghĩa còn bị  bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng

Bình luận (1)
Đỗ Thanh Hải
8 tháng 3 2021 lúc 21:06

Nguyên nhân: 

-Do chênh lệch lực lượng

-Một số khởi nghĩa nhân dân thiếu đoàn kết

-Bị quan lại, quan triều đình đàn áp mạnh mẽ

Bình luận (0)