Ấn Độ | Trung Quốc |
1.Hoàn cảnh:Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ: Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn” Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo. Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa. Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói |
1. Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu, mục nát. Từ năm 1840 -1842, Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện,mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã chia nhau “xâu xé” Trung Quốc .Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến |
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ a,Các cuộc khởi nghĩa 1857-1859: khởi nghĩa của binh lính Xi-pay ở Bắc và Trung Ấn 1875-1885: cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn. 1885: Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản Ấn đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc. 1905: nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh đối với Ben gan. 7/1908: công nhân Bom-pay bãi công chính trị, xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh, đây là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực lượng và bênh vực người yêu nước. b,Phong trào đấu tranh có tổ chức Diễn biến khởi nghĩa Xi-pay 1857-1859 Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60. 000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn, cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp dã man. Ý nghĩa: tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh. Đảng Quốc Đại: thành lập; mục tiêu đấu tranh; và quá trình hoạt động: Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc. Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái: Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách. Phái “Cấp Tiến” do Ti lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh. Tháng 6/1908, chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác. Hạn chế của phái cấp tiến: không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. |
2.Phong trào đấu tranh của nhân dânTrung Quốc
1. Nguyên nhân: Trước nguy cơ xâm lược của các nước Đế quốc. Sự hèn nhát của triều đình Mãn Thanh.
2. Diễn biến Phong trào Thái Bình Thiên Quốc diễn ra năm 1851 – 1864 do Hồng Tú Toàn lãnh đạo Phong trào Duy Tân năm 1898 do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo Phong trào Nghĩa Hòa đoàn diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX3. Kết quả : thất bại 4. Ý nghĩa :Làm lung lay nền tảng phong kiến, cổ vũ cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911 1. Người lãnh đạo Tôn Trung Sơn Tháng 8.1905 Tôn Trung Sơn thành lậpTQuốc đồng minh hội Đề ra “học thuyết Tam dân ”2 Diễn biến 10.10.1911, cách mạnh bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương sau đó lan ra các tỉnhmiền Nam, miền Trung. Ngày 29. 12. 1911, chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc thành lập. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời. 2/1911,Viên Thế Khải lên làm tổng thống. Cách mạng kết thúc.3.Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để Chưa thủ tiêu được sở hữu ruộng đất phong kiến. Chưa xoá bỏ ách đô hộ của TB nước ngoài. Chưa đem lại quyền lợi cơ bản cho ND lao động ( ruộng đất)4. Ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triển ở Trung Quốc Ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á , trong đó có Việt Nam |