Nước nào tiên phong trong quá trình phát triển địa lý ?
Nước nào tiên phong trong quá trình phát triển địa lý ?
Tàu Caraven là loại tàu được thiết kế như thế nào ? Tàu này sản xuất ra để làm gì ?
- Tàu Caraven là loại tàu được thiết kế có bánh lái, có 3 buồm và nhiều bẻ chèo.
- Tàu này sản xuất để các nhà thám hiểm vượt đại dương đến các châu lục đồng thời cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất của Tây Ban Nha thời đó
Vì sao có các cuộc phát kiến lớn về địa lý ?
Những nhà thám hiểm đến vùng đất mới bằng những phương tiện nào ?
Mục tiêu của họ tìm đến những nơi nào ?
- Có các cuộc phát triển lớn địa lý do nhu cầu phát triển của sản xuất, có những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải, la bàn, hải đồ, kỹ thuật đóng tàu. Các thương nhân Châu Âu rất cần có nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
- Phương tiện : La bàn, hải đồ và các con tàu
- Mục tiêu : Đến Ấn Độ, các nước Phương Đông, Châu Phi và Châu Mĩ
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Các cuộc phát kiến về địa lý thu được kết quả như thế nào ? Ý nghĩa của các cuộc phát kiến đó ?
Kết quả:
– Cuộc hành trình của Vaxcodo gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi vượt qua Ấn độ dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi vào Biển Đông tới các cacngr Trung Hoa và Nhật Bản
– Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và vêpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”
– Cuộc thám hiểm của Megienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quàn đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin
==> Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người
Ý nghĩa:
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.
- Kết quả : Bất chấp mọi nguy hiểm các nhà thám hiểm vượt trùng dương xa xôi tìm được nguồn nguyên liệu quý giá là những mảnh đất có vàng, bạc, châu báu khổng lồ và những vùng đất mênh mông mà trước đây họ chưa biết tới.
- Ý nghĩa :
+ Thúc đẩu thương nghiệp phát triển
+ Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản
Kết quả
- Tìm ra con đường mới kết nối các châu lục:
+ Đường qua mũi Hảo Vọng sang châu Á.
+ Đường vòng qua châu Mỹ, Thái Bình Dương sang bờ đông châu Á.
- Tìm ra châu lục mới: châu Mỹ.
Ý nghĩa:
- Hoàn thiện bản đồ địa lý thế giới.
- Củng cố thêm kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội:
+ Thuyết trái đất hình cầu.
+ Thuyết địa tâm.
- Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng nâng cao:
+ Kỹ thuật đóng tàu vượt đại dương.
+ Kỹ năng đi biển.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, buôn bán trên thế giới.
- Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới.
- Quá trình tích lũy tư bản ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
- Quá trình xâm lược thực dân dần hình thành và diễn ra mạnh mẽ.
Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu hình thành như thế nào ? Kết quả của sự hình thành đó ?
* Sự hình thành :
- Quý tộc thương nhân trở nên giầu có nhờ cướp bóc, họ mở rộng xâm lược, kinh doanh đồn điền, bóc lột sức lao động của người làm thuê trở nên giàu có, dần trở thành giai cấp tư sản.
- Nông dân nô lệ tước đoạt ruộng đất, phải làm việc trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm lò của tư sản, họ trở thành giai cấp vô sản
* Kết quả : Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành
Quá trình hình thành: Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng. Nhờ Có tiền Vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê ưở thành giai cấp vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.
Kết quả: tìm ra con đường biển mới , vùng đất mới , dân tộc mới , đem lại cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ .
Cuối thế kỉ v ng Giét-man xâm chiếm tiêu diệt các quốc gia cổ đai phương Tây thành lập nhiều vương quốc mới.
Trên lãnh thổ Rô-ma ng Giét man đã:
- Chiếm ruộng đất của chủ nô chia cho nhau.
-Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc tước vị như công tước, bá tước, nam tước,...
Xã hội xuất hiện 2 giai cấp
-Lãnh chúa: Là các tướng lĩnh quý tộc có nhiều ruộng đất có tước vị có quyền lực và rất giàu có.
-Nông nô:Là những nô lệ đc giải phóng ko có ruộng đất phải làm thuê và phụ thuộc và lãnh chúa.
» Xã hội phong kiến châu âu hình thành.
quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?
+)Vốn : cướp bóc thuộc địa , buôn bán người da đen, cướp biển,..
+)Nhân công : dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa => không có ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản ; mua người da đen từ châu phi
giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến CHÂU ÂU
Giai cấp tư sản hình thành từ quý tộc ,thương nhân
giai cấp vô sản hình thành từ nông nô
Giai cấp tư sản: hình thành từ những thương nhân, quý tộc.
Giai cấp vô sản: hình thành từ những nông nô, nô lệ.
- Giai cấp tư sản: gồm các quý tộc, thương nhân.
- Giai cấp vô sản: gồm những nông nô và nô lệ.
Mấy bạn ơi, giúp mk 2 câu hỏi này với, cảm ơn mấy bn nhìu!
Câu 1: Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
Câu 2: Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?
Bn nào trả lời nhanh mk tick cho, mấy bạn đừng chép trên mạng nha, thanks mấy bn nhìu
Câu 1: +)Vốn : cướp bóc thuộc địa , buôn bán người da đen, cướp biển,..
+)Nhân công : dùng bạo lực đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa không có ruộng đất buộc họ phải đi làm thuê ở các xưởng ở tư bản ; mua người da đen từ châu Phi.
Câu 2: - Giai cấp tư sản hình thành từ quý tộc ,thương nhân.
- Giai cấp vô sản hình thành từ nông nô.
Câu hỏi hồi nãy bạn thiếu nhé!!!!!
Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Câu 1: Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê?
Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.
Câu 2: Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu?
+ Tư sản: Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.
+ Vô sản: Những người làm thuê.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
Lãnh địa phong kiến :
- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
- Đời sống kinh tế :
+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.
+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
- Đời sống chính trị trong lãnh địa :
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...
+ Đời sống lãnh chúa :
Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.
+ Đời sống nông nô:
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.
Bạn Hạo này!Mình thấy bạn đi trả lời ngược với câu hỏi mà bạn Thúy cho rùi.Cái câu trả lời của bạn đáng lí ra nó phải ở bài 1 mới đúng .Tại mk học nên mk biết rùi.
Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lý đã tác động như thế nào đến xã hội châu Âu ?
Câu 2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?
( Câu hỏi trong bài " Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu " SGK SỬ 7)
Câu 1:Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến xã hội châu Âu :
Các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, rất
nhiều vàng bạc châu báu và cả những con đường mới. những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ.
Câu 2: Quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa ờ châu Âu được hình thành :Trong đó, cần nhấn mạnh sự ra đời của hai giai cấp cơ bản trong lòng xã hội phong kiến : tư sản (quý tộc, thương nhân giàu có) và vô sản (những người làm thuê, bị bóc lột kiệt quệ sức lao động).
- Đem lại cho thương nhân châu Âu một nguồn vốn khổng lồ, thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
- Khám phá vùng đất, con đường mới mà trước đây chưa biết