giải thích vì sao trên trái đất có ngày và đêm liên tục
Giả thích vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tục ?
Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Giải thích về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).
Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tếhay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.
Có thể giải thích một cách đơn giản cho bạn trong khả năng của mình như thế này: trái đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời,vậy vùng nào trên trái đất quay về phía mặt trời và được chiếu sáng thì là ban ngày,phần còn lại không được chiếu sáng thì là ban đêm.Ngoài ra ,trái đất khi tự quay thì trục quay của nó không nằm theo phương thẳng đứng mà nằm nghiêng,vì vậy trái đất sẽ bị nghiêng khi hướng về phía mặt trời,khi đó khu vực bán cầu nào gần mặt trời hơn (nên nóng hơn) sẽ là mùa hè,bán cầu nào xa hơn sẽ là mùa đông,xen kẽ là các mùa hạ và mùa thu.Vùng xích đạo ở chính giữa nên nóng quanh năm.Còn 2 cực xa mặt trời nhất nên rất lạnh.Tóm lại những thắc mắc của bạn có thể giải thích bằng sự thay đổi vị trí tương quan của trái đất và mặt trời.
có ngày và đêm vì :
- trái đất nghiêng 27, 38độ . tự quay quanh trục cua? minh` với chu kỳ 24h/vòng tao nên ngày và đêm ở mơi ngày
- trái đất tự vận động quay quanh mặt trời với chu kỳ 365,25 ngày/ vòng tao nên sự luân fiên của ngày và đêm
- tuy nhiên do trái đất bị nghiêng nên thời gian ban ngày và ban đêm ở các mùa là khác nhau cụ thể : vào mùa Hè ở nam bán cầu thì la` trời lạnh và tối hơn , ngc lại bắc bán cầu trời sáng và nóng hơn về cuối năm
Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, trong đó Mặt Trời là 1 trong 2 tâm.
Đồng thời, trục Bắc-Nam của Trái Đất luôn nghiêng 23,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Vấn đề ở đây chính là do sự nghiêng của trục Trái Đất so với phương quỹ đạo, chính góc nghiêng này quyết định góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất, quyết định năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất, và vì thế tạo nên các mùa khác nhau.
(Ở đây không vẽ hình được, nếu không sẽ dễ hình dung hơn rất nhiều)
Để tôi mô tả chi tiết thêm cho bạn dễ hình dung:
Mùa hè (khoảng tháng -5-6-): Khi Trái Đất nghiêng phần bán cầu bắc về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời vuông góc với phần bán cầu bắc, năng lượng truyền xuống Trái Đất phần bán cầu bắc là nhiều nhất (trong nâm), nên phía bán cầu Bắc lúc đó là mùa hè - trong khi đó - năng lượng Mặt Trời truyền xuống phần bán cầu nam là ít nhất (trong năm), nên lúc đó phần bán cầu nam là mùa đông.
Mùa đông: Hoàn toàn tương tự, khi Trái Đất nghiêng Bán cầu nam về phía Mặt Trời thì ở Bán cầu bắc là mùa đông, còn bán cầu nam lúc đó lại là mùa hè.
Khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa này thì lượng ánh sáng truyền xuống Trái Đất là trung bình, nên mùa xuân và mùa thu thì đều mát mẻ. Nhưng khi chuyển từ thời tiết lạnh sang ấm hơn thì sự sống phát triển mạnh hơn, đó chính là mùa xuân. Mùa thu thì ngược lại.
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).
Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.
mình ms học lp 6 nên ko bt xl nha:))))
Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm?
Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
- Vì hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm,
- Do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
vì Trái Đất có hình cầu luôn quay quanh Mặt trời nên được chiếu sáng, nhưng chỉ sáng 1 nửa bề mặt Trái Đất còn 1 nửa còn lại không có ánh sáng nên sinh sinh ra hiện tượng ngày và đêm
Vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó nên mọi nơi sẽ đều lần lượt được chiếu sáng, nửa cầu bên kia là ban ngày thì nửa cầu còn lại sẽ là ban đêm
a.Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?
b. Giải thích quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng?
a) Trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp do sự xoay quanh trục quay của Trái Đất. Trái Đất xoay quanh trục của nó một vòng trong khoảng 24 giờ, tạo ra một chu kỳ ngày đêm. Khi một bên của Trái Đất đang hướng về Mặt Trời, đó là ban ngày ở bên đó, trong khi bên kia Trái Đất đang trong bóng tối, tạo nên đêm. Vào thời điểm sau khoảng 12 giờ, Trái Đất sẽ xoay đủ để làm cho bên kia đang có ban ngày trở thành đêm và ngược lại
b) Quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng được mô tả như sau:
Trái Đất:
Trái Đất xoay quanh trục của mình một vòng trong khoảng 24 giờ, tạo ra ngày và đêm.Trái Đất cũng xoay quanh Mặt Trời trong một quỹ đạo elip, mất khoảng 365 ngày để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Điều này tạo ra các mùa trong năm.
Mặt Trời:
Mặt Trời nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời và tạo ra lực hấp dẫn mà các hành tinh, bao gồm Trái Đất, bị cuốn theo khi chúng xoay quanh nó.
Mặt Trăng:
Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất trong một quỹ đạo elip, mất khoảng 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quanh Trái Đất. Điều này tạo ra các giai đoạn của Mặt Trăng, từ trăng mới đến trăng tròn.
Vì sao ở khu vực xích đạo quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau? Ở khu vực nào trên trái đất Có hiện tượng ngày, Đêm dài 24 giờ? giải thích tại sao
Đầy đủ:
Khu vực xích đạo, còn được gọi là vùng cận xích đạo, nằm ở vị trí trực tiếp giữa hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Trong một năm, tại khu vực này, có hai thời điểm quan trọng: ngày xuân phân và ngày thu phân. Ngày xuân phân (vào khoảng 20 hoặc 21 tháng 3) đánh dấu sự chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè, còn ngày thu phân (vào khoảng 22 hoặc 23 tháng 9) đánh dấu sự chuyển giao giữa mùa hè và mùa thu.
Ở khu vực xích đạo, vào những ngày này, trục quả đất (đường kết nối từ cực Bắc đến cực Nam) nghiêng đúng 90 độ so với mặt trời, tức là trục quả đất nằm vuông góc với đường tới ánh sáng mặt trời. Do đó, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt xích đạo, làm cho thời gian ngày và đêm ở khu vực này trở nên bằng nhau. Mỗi ngày, trên bề mặt xích đạo, có khoảng 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm.
Ở khu vực nào trên trái đất có hiện tượng ngày và đêm kéo dài 24 giờ? Đó là ở Cực Bắc và Cực Nam (bắc cực và nam cực), tại các cực trái đất. Ở đây, tại một số thời điểm trong năm, có hiện tượng mặt trời không lặn (ngày trắng) hoặc không mọc (đêm trắng). Điều này xảy ra do trái đất nghiêng trục quả đất của mình so với mặt trời. Khi trục quả đất vuông góc với đường tới ánh sáng mặt trời tại các cực, có thể dẫn đến hiện tượng ngày hoặc đêm kéo dài suốt 24 giờ tại các vùng này.
Ngắn gọn:
Khu vực xích đạo nằm ở vị trí trực tiếp giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Hai sự kiện quan trọng là ngày xuân phân và ngày thu phân xảy ra ở đây, khi trục quả đất nghiêng đúng 90 độ so với mặt trời. Điều này làm cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt xích đạo, làm cho thời gian ngày và đêm ở khu vực này trở nên bằng nhau, mỗi ngày có khoảng 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm.
Hiện tượng ngày và đêm kéo dài 24 giờ xảy ra ở các cực trái đất, tại Cực Bắc và Cực Nam, khi trái đất nghiêng trục quả đất của mình so với mặt trời. Khi trục quả đất vuông góc với đường tới ánh sáng mặt trời tại các cực, có thể dẫn đến hiện tượng ngày hoặc đêm kéo dài suốt 24 giờ tại các vùng này.
Sưu tầm câu ca dao tục ngữ về hiện tượng ngày đêm luôn phiên và giờ trên trái đất. Giải thích nguyên nhân hiện tượng ngày đêm luân phiên và mùa trên trái đất?
Quan sát hình 6.2 dưới đây, em hãy giải thích vì sao khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm?
1. Nếu mỗi độ là 1 kinh tuyến .Vậy 1 khu vực giờ có bao nhiêu kinh tuyến ?Ở mỗi khu vực giờ ,giờ của kinh tuyến nào là chính xác nhất ?
2.Các múi giờ ở phía Đông và ở phía Tây so với nước ta , phía nào có giờ sớm hơn , phía nào có giờ muộn hơn ?
3.Cho biết ánh sáng trên Trái Đất do đâu mà có ?
4.Giải thích vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tục ?
1.Có 15 kinh tuyến. Giờ của kinh tuyến gốc đi qua là chính xác nhất .
2.Phía đông có giờ sớm hơn, phía tây có giờ muộn hơn.
3.Ánh sáng do mặt trời chiếu vào trái đất.
4. Vì trái đất quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm .
1. nếu mỗi độ là 1 kinh tuyến , có tất cả 360 kinh tuyến
ở mỗi khu vực giờ , giờ của kinh tuyến giữa của múi là chính xác nhất .
2. các múi giờ ở phía tây có giờ sớm hơn , phía đông có giờ muộn hơn
Câu 1: (2,5 điểm)
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.
Câu 2: (2,5 điểm)
Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.
- Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.
- Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.
tham khảo
Câu 1:
Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:
- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.
- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.
Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
Câu 2:
* Khái niệm:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
* Tác động của nội lực và ngoại lực:
- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…
- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…
refer
Câu 1:
Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:
- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.
- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.
Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
Câu 2:
* Khái niệm:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
* Tác động của nội lực và ngoại lực:
- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…
- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…
1, Nếu mỡi độ là 1 kinh tuyến . Vậy 1 khu vực giờ có bao nhiêu kinh tuyến ? ở mỡi khu vực giờ , giờ của kinh tuyến nào là chính xác
2,Các múi h ở phía đông và phía tây so vs nc ta , phía nào co giờ sớm hơn , phia nào co giờ muộn hơn
3, vì sao cùng 1 lúc chỉ có 1 nửa trái đất đc chiếu sang còn nửa kia nằm (.) bống tối
4, giải thích vì sao trên trái đất co ngày và đêm liên tục
1. Nếu mỗi độ là một kinh tuyến .Vậy một khu vực giờ có 15 kinh tuyến , giờ ở kinh tuyến giữa của khu vực giở đó là chính xác nhất
2. Các múi giờ ở phía đông có giờ sớm hơn so với múi giờ của nước ta, các múi giờ phía tây có giờ muộn hơn so với nước ta. Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây
3. Vì Trái Đất hình cầu
4. Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chíếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng gọi là ngày , nửa không được chiếu sáng gọi là đêm , vì Trái Đất luôn tự quay quanh trục ( theo hướng từ tây sang đông ) nên trên Trái Đất liên tục có ngày và đêm.