Những câu hỏi liên quan
Thảo Bàng
Xem chi tiết
Trịnh Long
11 tháng 2 2021 lúc 15:54

Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…

Bình luận (0)
︵✰Ah
10 tháng 2 2021 lúc 13:42

- Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ:

+ Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao.

+ Ca-na-đa: chủ yếu là các ngành hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản.

+ Mê-hi-cô: chủ yếu là các ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu.

- Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây:

+ Cùng đi sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được Dhát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì.

+ Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ồ cấc thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ty đa quốc gia Hoa Kì.

 

+ Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì

Bình luận (29)
Puo.Mii (Pú)
10 tháng 2 2021 lúc 14:01

Các ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ:

- Hoa Kì (Mỹ): Phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao.

- Canada: Các ngành hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản, ...

- México: Các ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, ...

Nhận xét về cơ cấu ngành cộng nghiệp của Bắc Mĩ:

 - Công nghiệp chế biến chiếm ưu thế lớn.

 - Khai thác, chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm phần lớn tập trung ở phía Bắc Hồ Lớn và ven biển Đại tây Dương.

- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở phía nam Hồ Lớn, Đông Bắc Hoa Kì, duyên hải Thái Bình Dương.

- Ngoài ra, cơ khí, luyện kim, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm còn tập trung ở thủ đô và các thành phố ven vịnh México.

Chúc bạn học tốt 🙆‍♀️❤

Bình luận (0)
Thanh bình
Xem chi tiết
Minh Ngọc
27 tháng 4 2022 lúc 15:48

Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước

Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...

Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

Điều kiện thuận lợi xã hội:

Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.

Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.

Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bình luận (1)
jony pug
Xem chi tiết
qlamm
14 tháng 12 2021 lúc 0:31

TK

Công nghiệp chế biến bao gồmcông nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói…

Công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì: ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

Bình luận (1)
lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 7:09

tham khảo

 

- Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.

- Các ngành chính là:

       +  Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường,rượu, bia,chế biến chè, càfê….)            

        + Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp.                  

         + Ngành chế biến thủy sản như: làm nước nắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm….

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 8 2018 lúc 14:00

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

Bình luận (0)
Huong Dieu
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 21:56

1. TP Hà Nội 

3. Thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

5. Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

6. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. 

9. 

Bắc Trung Bộ có tất cả 25 dân tộc anh em cư trú, mật độ dân số của vùng trên 200 người/km2. Tuy nhiên giữa các khu vực trong vùng lại có sự phân bố hoàn toàn không giống nhau. Dân cư chủ yếu phân bố chênh lệch theo hướng Tây – Đông.

Người kinh chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển,

Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2)

Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%).

10. 

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn.

- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.

11. Hình thế hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Bình luận (2)
Quangquang
25 tháng 12 2020 lúc 19:16

1. TP Hà Nội 

3. Thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

5. Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

6. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. 

9. 

Bắc Trung Bộ có tất cả 25 dân tộc anh em cư trú, mật độ dân số của vùng trên 200 người/km2. Tuy nhiên giữa các khu vực trong vùng lại có sự phân bố hoàn toàn không giống nhau. Dân cư chủ yếu phân bố chênh lệch theo hướng Tây – Đông.

Người kinh chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển,

Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2)

Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%).

10. 

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn.

- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.

11. Hình thế hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Bình luận (1)
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 3 2021 lúc 21:40

Tham khảo:

Ý 1:

*cây trồng:

cây công nghiệp hằng năm: lạc , đậu tương , mía , thuốc lá,...............

cây ăn quả: sầu riêng, xoài , mít , vú sữa, nhãn , chôm chôm,.........

cây cn lâu năm: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê

Ý 2:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Tự nhiên:

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

+ Vùng biển có các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

+ Tiềm năng thủy điện trên sông Đồng Nai lớn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

Bình luận (0)
Hắc Hàn Thiên Dii
Xem chi tiết
Minh Thu
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Minh
9 tháng 12 2021 lúc 9:26

ô tô ,than  khoáng sản

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

TL rất nhiều----

ô tô xe máy,dồ dùng dụng cụ .........

hok tốt----

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vy Hoàng
Xem chi tiết
Bao Ngân 5A2
Xem chi tiết
Long Sơn
24 tháng 11 2021 lúc 15:00

Tham khảo

Tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp là: - Khai thác khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt… - Cơ khí: Các loại máy móc, phương tiện giao thông… - Dệt, may mặc: Các loại vải, quần áo…

Bình luận (0)
Minh Hồng
24 tháng 11 2021 lúc 15:00

Tham khảoo

Tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp là: - Khai thác khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt… - Cơ khí: Các loại máy móc, phương tiện giao thông… - Dệt, may mặc: Các loại vải, quần áo…

Bình luận (0)
Đông Hải
24 tháng 11 2021 lúc 15:00

tham khảo

Tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp là: - Khai thác khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt… - Cơ khí: Các loại máy móc, phương tiện giao thông… - Dệt, may mặc: Các loại vải, quần áo…

Bình luận (0)