Hòa tan 3,87g hỗn hợp Mg và Al bằng HCl thu 4,368l H2
a)Tính mHCl cần dung
b)Cho các muối sau phản ứng trộn tác dụng với NaOH vừa đủ. Tính khối lượng các bazo thu được
Cho 26,25g hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10% thu được 30,8 lít H2 (đktc).
a) Tìm % khối lượng của Mg và Al có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng.
c) Tính C% của mỗi muối tạo thành sau phản ứng.
a)
Gọi số mol Mg, Al là a, b (mol)
=> 24a + 27b = 26,25 (1)
\(n_{H_2}=\dfrac{30,8}{22,4}=1,375\left(mol\right)\)
PTHH: Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
a-->2a--------->a------>a
2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
b---->3b------->b------>1,5b
=> a + 1,5b = 1,375 (2)
(1)(2) => a = 0,25 (mol); b = 0,75 (mol)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Mg}=\dfrac{0,25.24}{26,25}.100\%=22,857\%\\\%m_{Al}=\dfrac{0,75.27}{26,25}.100\%=77,143\%\end{matrix}\right.\)
b)
nHCl = 2a + 3b = 2,75 (mol)
=> mHCl = 2,75.36,5 = 100,375 (g)
=> \(m_{dd.HCl}=\dfrac{100,375.100}{10}=1003,75\left(g\right)\)
c)
mdd sau pư = 1003,75 + 26,25 - 1,375.2 = 1027,25 (g)
\(\left\{{}\begin{matrix}C\%_{MgCl_2}=\dfrac{0,25.95}{1027,25}.100\%=2,312\%\\C\%_{AlCl_3}=\dfrac{0,75.133,5}{1027,25}.100\%=9,747\%\end{matrix}\right.\)
Cho 10,2g hỗn hợp A gồm Al, Mg tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl C% ( d= 1,19 g/ml). Sau phản ứng thu được 1g khí H2.
a) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng muối thu được.
c) Tính C% của HCl cần dùng
cho 11g hỗn hợp Fe và Al tác dụng với 1 lượng vừa đủ HCL. Sau phản ứng thu được 8,96l H2. Tính thành phần % khối lượng kim lọai trong hỗn hợp ban đầu và mHCL tgpư
Gọi $n_{Fe} = a(mol) ; n_{Al} = b(mol)$
$\Rightarrow 56a + 27b = 11(1)$
$Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2$
$2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + 3H_2$
$n_{H_2} = a + 1,5b = 8,96 : 22,4 = 0,4(2)$
Từ (1)(2) suy ra a = 0,1 ; b = 0,2
Vậy :
$\%m_{Fe} = \dfrac{0,1.56}{11}.100\% = 50,91\%$
$\%m_{Al} = 100\% -50,91\% = 49,09\%$
Bài 1: Cho 1,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với với 160 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng ta thu được 3,584 lít H2 ở đktc. Tính khối lượng muối khan thu được.
Bài 2: Cho 11,9g hỗn hợp gồm Zn, Mg, Al tác dụng với khí oxi thu được 18,3g hỗn hợp chất rắn. Tính thể tích khí oxi đã phản ứng (đktc)?
Bài 1:
\(n_{HCl}=2.0,16=0,32\left(mol\right);n_{H_2}=\dfrac{3,584}{22,4}=0,16\left(mol\right)\)
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
\(m_{H_2}=0,16.2=0,32\left(g\right)\)
\(m_{HCl}=0,32.36,5=11,68\left(g\right)\)
Theo ĐLBTKL ta có: \(m_{MgCl_2+FeCl_2}=1,4+11,68-0,32=12,76\left(g\right)\)
Bài 12:
Theo ĐLBTKL, ta có:
\(m_{hhkl}+m_{O_2}=m_{hh.oxit}\\ \Leftrightarrow11,9+m_{O_2}=18,3\\ \Leftrightarrow m_{O_2}=18,3-11,9=6,4\left(g\right)\\ n_{O_2}=\dfrac{6,4}{32}=0,2\left(mol\right)\\ V_{O_2\left(đktc\right)}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 1,14 mol NaOH phản ứng, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là
A. 23,96%.
B. 27,96%
C. 19,97%
D. 31,95%
Hòa tan hoàn toàn 3,87g hỗn hợp (Mg, Al) vào dung dịch hỗn hợp HCl, H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368l H2 (ĐKTC). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Cho hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch A và V lit H2.
a. Tính khối lượng HCl phản ứng
b. Tính V và tính khối lượng muối thu được
Biết Al2O3 + HCl ® AlCl3 + H2O
Ta có: \(n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
\(n_{Al_2O_3}=\dfrac{10,2}{102}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)
a, Theo PT: \(n_{HCl}=3n_{Al}+6n_{Al_2O_3}=1,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCl}=1,2.36,5=43,8\left(g\right)\)
b, Theo PT: \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)
\(n_{AlCl_3}=n_{Al}+2n_{Al_2O_3}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{AlCl_3}=0,4.133,5=53,4\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl loãng có thể tích 100ml. Sau phản ứng thu được 1,12 lít H 2 (đktc) và dung dịch X.
a/ Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b/ Tính nồng độ chất tan các muối thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Cho 15,72 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 23,88 gam hỗn hợp A gồm các oxit (MgO, Al2O3, ZnO). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl dư.
a) Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng
b) Tính khối lượng muối clorua thu được.
a) Bảo toàn khối lượng : $n_{O(oxit)} = \dfrac{23,88 - 15,72}{16} = 0,51(mol)$
$2H^+ + O^{2-} \to H_2O$
$n_{HCl} = 2n_O = 0,51.2 = 1,02(mol)$
b)
$n_{Cl^-} = n_{HCl} = 1,02(mol)$
Suy ra :
$m_{muối} = m_{kim\ loại} + m_{Cl} = 15,72 + 1,02.35,5 =51,93(gam)$