Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
07.Vũ Phú Cường -.-
Xem chi tiết
Minh Hiếu
20 tháng 12 2021 lúc 22:26

Tham khảo

Các nước Châu Á ngày nay đã đạt được một số thành tựu trong kinh tế — xã hội. - Trong nông nghiệp: châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì thê giới. Nhiều nước tự túc được lương thực và có nhiều sản phẩm xuất khẩu. - Trong công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu. - Trong dịch vụ: nhiều nước dịch vụ phát triển cao và đã đóng góp ti trọng lớn trong cơ cấu GDP. - Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt.

Thảo Nguyên Tăng
Xem chi tiết
llk
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:22

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 5:23

Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á

 

- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.

- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:

+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...

+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:43

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

Bảo Huy
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
30 tháng 11 2021 lúc 19:38

Tham khảo tại https://loigiaihay.com/tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-duyen-hai-nam-trung-bo-c92a12817.html

Đại Tiểu Thư
30 tháng 11 2021 lúc 19:40

Tham khảo:

1. Nông nghiệp

Bảng 26.1. Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Năm

Tiêu chí

1995

2000

2002

Đàn bò (nghìn con)

1026,0

1132,6

1008,6

Thủy sản (nghìn tấn)

339,4

462,9

521,1

Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002).

Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

Hình 26.1. Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thông hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2. Công nghiệp

Bảng 26.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kì 1995 - 2002 (nghìn tì đồng)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,6

10,8

14,7

Cả nước

103,4

198,3

261,1

Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sàn, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).

Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),... Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

3. Dịch vụ

Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

kujoh_rin123
Xem chi tiết
phùng thị hiển nhi
Xem chi tiết
Trương Khánh Hồng
24 tháng 4 2016 lúc 17:06

a) Về vị trí địa lí

Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia.Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ).Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn.Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch.Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

Nguồn lao động dồi dào;Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu.Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

Hà Như Thuỷ
24 tháng 4 2016 lúc 17:07

đây là Địa lớp mấy vậy

Alex
17 tháng 4 2018 lúc 19:29

Kết quả hình ảnh cho tải anh luffy gear 4

đẹp không?

Lê thanh huyền
Xem chi tiết

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.

Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạn
Ngân Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 2:00

Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam:

- Ngành công nghiệp điện lực ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Tổng hợp năng lượng Việt Nam năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất trong nước đạt 240,78 tỷ kWh, tăng 3,6% so với năm 2019. Điện năng sản xuất từ các nguồn tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện thủy điện cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện lực lớn như Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Nhà máy điện mặt trời Dầu Mây, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy điện than Vĩnh Tân 3, Nhà máy điện khí LNG Cái Mè, v.v. Những dự án này sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp điện cho nước ta và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 2:01

Tình hình phát triển ngành viễn thông ở Việt Nam:
- Ngành viễn thông ở Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo Báo cáo thị trường viễn thông Việt Nam năm 2020, số lượng thuê bao di động đạt 129,5 triệu, tăng 2,6% so với năm 2019. Số lượng thuê bao internet cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 68,7 triệu thuê bao.
- Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các dự án viễn thông như triển khai mạng 5G, xây dựng hạ tầng viễn thông cho các khu công nghiệp, khu đô thị, v.v. Những dự án này sẽ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ truyền thông, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

nguyen ngoc son
Xem chi tiết