Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
Oanh Candy
20 tháng 2 2017 lúc 21:23
"Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Khi hát những câu hát này em lại nhớ ngay đến cô Nhàn, cô giáo chủ nhiệm lớp 5A10 và cũng là người dìu dắt chúng em trong năm học vừa qua. Cô giáo lớp em có một dáng người thon gọn, cân đối, mái tóc đen bóng luôn được cô xõa ngang vai khiến cho bạn nữ nào cũng phải trầm trồ khen ngợi. Trên khuôn mặt trái xoan của cô đôi mắt to, đen láy, luôn nhìn chúng em với ánh mắt thương yêu, trìu mến. Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười thân thiện được cô khéo thoa một chút son hồng thật đẹp. Khi cười, cô để lộ hàm răng trắng, đều tăm tắp. Cô sở hữu một làn da trắng hồng, trang điểm chút phấn. Khi đến lớp, cô luôn mặc bộ áo dài trông rất thướt tha.

Cô Nhàn rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Hằng ngày, khi trống vào học vừa dứt cũng là lúc cô bước vào lớp. Sau vài phút ổn định và kiểm tra bài cũ, lời giới thiệu bài mới của cô vang lên cuốn hút cả lớp. Cô viết những nét chữ tròn trịa và mềm mại lên bảng. Cả lớp im phăng phắc chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt đưa trên giấy. Cô đọc bài, giọng của cô ngân vang ấm áp, thánh thót. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Ánh mắt cô lúc dịu dàng tha thiết, lúc xa xăm vời vợi. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Bỗng “Tùng!Tùng!Tùng!” một hồi trống vang lên báo hiệu giờ học đã kết thúc nhưng cả lớp vẫn còn luyến tiếc vì lời giảng say sưa hút hồn, vì cử chỉ yêu mến và tình cảm cô dành cho học trò.
Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi ở bên cô. Mỗi khi cô Nhàn giảng bài đều có sức hấp dẫn kì lạ và rất riêng. Cô đã tạo cho chúng em nhiều cơ hội khám phá những điều hay vẻ đẹp muôn màu của kiến thức. Điều đó làm chúng em thích thú và ước ao cô luôn là cô giáo dạy chúng em trong những năm học tới.
_silverlining
20 tháng 2 2017 lúc 21:27

đề 2:

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.



_silverlining
20 tháng 2 2017 lúc 21:28

đề 1;

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thi hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nen có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý, Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đền với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi,xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng,những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm ,cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu ,cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào ,chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi,cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiển nữa. Ở những câu hởi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ”những lúc như thê cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng,chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Thang Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
2 tháng 5 2020 lúc 13:32

Để làm gì hả bạn? Bạn cần mình giúp gì ạ?

Lee Loulita
Xem chi tiết
LY VÂN VÂN
30 tháng 1 2018 lúc 19:21

1

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.



LY VÂN VÂN
30 tháng 1 2018 lúc 19:21

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.



LY VÂN VÂN
30 tháng 1 2018 lúc 19:22

2

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Rosie
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
12 tháng 11 2019 lúc 6:28

Tham khảo:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 7: Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế

A. Ngô Quyền

B. Lê Hoàn

C. Đinh Bộ Lĩnh

D. Ngô Xương Văn

Câu 8: Đơn vị hành chính thời Tiền Lê được chia làm:

A. 8 lộ.

B.10 lộ;

C. 12 lộ;

D. 24 lộ.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường kiệt chỉ huy đánh chiếm căn cứ nào của đất Tống?

A. thành Ung Châu, Châu Khâm

B. thành Châu Khâm, Châu Liêm

C. thành Ung Châu

D. thành Ung Châu, Châu Khâm, Châu Liêm

Câu 10: Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long vào năm nào? Để thờ ai?

A. Năm 1075 thờ Chu Văn An.

B. Năm 1010 thờ Lý Công Uẩn.

C. Năm 1070 thờ Khổng Tử.

D. Năm 1072 thờ Mạnh Tử.

Câu 11: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?

A. 1008

C. 1009

B. 1010

D. 1005

Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Năm 1353, một tộc trưởng người Lào tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ lạc, lập nước riêng gọi là............................(nghĩa là............................)

A. Lan-xang/ Triệu voi.

B. Xiêm/ Sukhothay.

C. Ăng-co/ Cam-pu-chia.

D. Pa-gan/ Myanmar.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2: (3 điểm) Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và văn hóa thời Lý?

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Trà My
Xem chi tiết
VS Thắng
10 tháng 12 2019 lúc 16:24

https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-7-mon-giao-duc-cong-dan-nam-hoc-2019-2020/download

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lưu Vũ Quang
Xem chi tiết
Đoàn Hoàng Mỹ Duyên
26 tháng 10 2017 lúc 11:22

Bn có thể lên mạng tham khảo í
Copy link này:http://dethi.violet.vn/present/list/cat_id/1185

meRutra:)))
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
5 tháng 12 2021 lúc 9:01

\(\left\{{}\begin{matrix}m_K=101.38,6\%=39\left(g\right)\\m_N=101.13,8\%=14\left(g\right)\\m_O=101-39-14=48\left(g\right)\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_K=\dfrac{39}{39}=1\left(mol\right)\\n_N=\dfrac{14}{14}=1\left(mol\right)\\n_O=\dfrac{48}{16}=3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow CTHH:KNO_3\)

Trần Nguyễn Huỳnh Như
Xem chi tiết
Giang
6 tháng 9 2017 lúc 22:22

Trả lời:

- Lời văn đề (1) nêu ra yêu cầu kể câu chuyện mà em thích.

- Những chữ trong đề cho em biết điều đó là: Kể câu chuyện, em thích.

Mai Hà Chi
6 tháng 9 2017 lúc 22:44

Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt

BTS
Xem chi tiết
bui thi quynh chi
21 tháng 10 2018 lúc 21:20

mình cungc đag cần nè

Hải Đăng
22 tháng 10 2018 lúc 8:40

mk sắp thi rồi