Muichirou- san
Xem chi tiết
tran trong
19 tháng 3 lúc 20:56

Phần 2 

Bài 1.

a. Hành vi của B là hành vi bạo lực ở chỗ B đã đánh đập mẹ mình là bạo lực thể xác, bắt mẹ mình làm lụng vất vả để cho mình đi chơi là bạo lực lao động, mắng mẹ mình là bạo lực tinh thần, bắt mẹ bán nhà là bạo lực về kinh tế.

Hành vi của B trái đạo đức, trái đức tính hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, cha mẹ là người có công sinh thành, dưỡng dục, cần phải đối xử tốt với cha mẹ/

Hành vi của B vi phạm pháp luật vì nghiện ngập là sa vào tệ nạn xã hội và mắng chửi, xúc phạm đánh đập mẹ mình, vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự nhân phẩm của công dân.

b. Nếu em là hàng xóm bà A, em sẽ:

- Can ngăn hành vi của B.

- Khuyên bảo B, phân tích cho B biết hành vi của mình, hậu quả của hành vi đó.

- Báo công an về hành vi đánh người của B.

- Khuyên bà A nên có biện pháp mạnh với con mình để uốn nắn như báo công an.

c. Hành vi của B 

Căn cứ pháp lý quy định về hành vi bạo lực gia đình.

– Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội (Điều 12).

– Nghị định số 167/2013/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 49).

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Điều 134 và Điều 140). Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những mức xử phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Và căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nếu xét thấy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như các mức thiệt hại được quy định tại Điều này. Hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc tội hành hạ ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật này.

Như vậy, hành vi của B có thể bị xử lý cao nhất là hình sự tuỳ theo mức độ thương tích mà bà A có,.

Bình luận (0)
tran trong
19 tháng 3 lúc 21:02

Phần 2.Bài 2.

a.

Bạn C là một người không biết tiết kiệm, không biết quản lí tiền hiệu quả, chi tiêu hoang phí. Mặc dù gia đình giàu có nhưng đó là tiền của bố mẹ bạn vất vả làm ra. Bạn tiêu hoang phí thể hiện bạn không biết quý trọng thành quả lao động của bố mẹ. Bên cạnh đó, thói quen chi tiêu hoang phí sẽ gây hại cho bạn, tạo thói quen xấu khiến bạn dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, bạn sẽ không có gì để chi tiêu, khiến cho cuộc sống bất ổn định.

b.

Nếu là D em sẽ:

- Chỉ ra cách chi tiêu của bạn không hợp lí.

- Khuyên bạn chi tiêu hợp lí bằng cách:

+ Chi tiêu những thứ cần thiết.

+ Xác định kế hoạch chi tiêu.

+ Chi tiêu tiết kiệm.

+ Quý trọng thành quả lao động của bố mẹ…

c.

Để có cuộc sống ổn định, bản thân em đã:

- Ghi ra giấy những thứ cần chi tiêu.

- Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể.

- Xác định rõ mục đích chi tiêu.

- Chi tiêu tiết kiệm.

- Mua những thứ cần thiết.

- Làm việc phù hợp để kiếm tiền như bán đồ nhựa bỏ đi, giấy vụn

Bình luận (0)
tran trong
19 tháng 3 lúc 21:12

Phần 1.

1.

Thấy nhà hàng xóm xảy ra bạo lực gia đình, em sẽ

- Báo bố mẹ để bố mẹ lựa tình hình khuyên can nếu chỉ xảy ra cãi vã nhỏ.

- Báo tổ dân phố để có hướng hoà giải.

- Nếu thấy vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực thể xác, em sẽ bảo bố mẹ báo công an hoặc tự mình báo công an.

2.

Em sẽ:

- Khuyên bạn nên thử thay đổi bản thân, cố gắng học tập để kết quả tốt cho bố mẹ vui lòng.

- Báo giáo viên để giáo viên tìm hướng giải quyết từ gia đình, thay đổi suy nghĩ của bố mẹ bạn

- Thường xuyên tâm sự với bạn để cho bạn đỡ cô đơn.

- Nếu thấy tình huống bạo lực khiến bạn bị tổn thương nặng về tinh thần hoặc thể xác, em sẽ khuyên bạn nên báo công an. Nếu bạn không báo em sẽ báo cô giáo và công an để tìm hướng giải quyết.

3.

Em sẽ:

- Chỉ ra việc làm của bạn là quá lãng  phí.

- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:

+ Không quý trọng thành quả lao động của bố mẹ.

+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.

+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.

- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:

+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.

+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.

+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.

+ Lập kế hoạch chi tiêu.

4.

Em sẽ:

- Chỉ ra việc mua sắm nhiều đồ nhưng không dùng, ăn uống lãng phí là việc làm gây hại cho cuộc sống.

- Chỉ ra hậu quả của việc lãng phí là:

+ Không quý trọng thành quả lao động.

+ Tốn tiền dẫn đến tốn kém, khi muốn mua đồ cần thiết thì không có.

+ Hình thành thói quen lãng phí, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Khuyên bạn nên thực hành tiết kiệm bằng cách:

+ Không mua những đồ gây hại cho sức khoẻ.

+ Bỏ lợn số tiền dư thừa.

+ Học cách kiếm tiền bằng các công việc phù hợp.

+ Lập kế hoạch chi tiêu.

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
tran trong
18 tháng 3 lúc 20:55

Đây là bài tập môn toán. Em gắn chọn môn toán nhé em!

Bình luận (1)
Nguyễn nhi
Xem chi tiết
tran trong
16 tháng 3 lúc 11:46

Chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì là mục tiêu cấp bách, quan trọng cần thực hiện trước cho nên bạn B cần dành tiền để mua bộ sách ôn tập trước. Bên cạnh đó, việc bạn đạt được điểm cao trong kì thi là một món quà quý giá mà mẹ bạn muốn.

Việc mua chiếc áo cho mẹ có thể để sau khi bạn dành dụm tiền có đủ lần sau.

Việc chọn những món đồ có giá thành rẻ để mua chưa chắc là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra. Bởi vì giá thành rẻ có thể do chất lượng kém. Các bạn nên cân nhắc giữa số tiền chi tiêu để lựa chọn sản phẩm hợp túi tiền và chất lượng phù hợp.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Khánh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
12 tháng 3 lúc 23:32

Vấn đề bạo lực gia đình đang diễn ra tại nhiều địa phương gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng là vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục, thường nhắm vào những đối tượng yếu thế trong gia đình như phụ nữ, trẻ em và người già. Những hành vi này gây ra những tổn thương sâu sắc về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và khả năng phát triển của họ. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tác hại của bạo lực gia đình, cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực cho nạn nhân và nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.

Chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội, góp phần xây dựng một môi trường gia đình an toàn, hạnh phúc và bình yên cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
tran trong
Xem chi tiết

1.Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng và cụ thể. Thay vì nói "Tôi muốn tăng thu nhập", bạn nên nói "Tôi muốn tăng thu nhập lên 20% trong năm nay."

2.Measurable (Có thể đo lường): Mục tiêu cần phải có thể đo lường để bạn có thể theo dõi tiến trình và đánh giá kết quả. Ví dụ, "Tôi muốn đạt được điểm số 8 trở lên trong bài kiểm tra cuối kỳ."

3.Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần phải khả thi và có thể đạt được trong khả năng của bạn. Nó không nên là một mục tiêu quá khó hoặc không thực tế.

4.Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần phải phản ánh mục đích và ước muốn của bạn. Nó cần phải có ý nghĩa và liên quan đến mục tiêu lớn hơn của bạn.

5.Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu cần phải có một thời hạn cụ thể để tạo ra áp lực và giúp bạn tập trung vào việc đạt được nó. Ví dụ, "Tôi muốn hoàn thành dự án này trước tháng 6 năm sau."

Bình luận (0)

S: Specific-Tính cụ thể

Cụ thể là bạn cần phải làm cái gì, làm như thế nào

M: Measurable-Tính đo lường

Có nghĩa là bạn cần phải lượng sức mình, đưa ra con số cụ thể muốn đạt được

A: Attainable - Tính khả thi

Có nghĩa là cần phải đặt những mục tiêu nằm trong khả năng của bản thân

R: Relevant - Tính thực tế

Cần phải tính toán các yếu tố để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra như thời gian, kinh phí, nhân lực, nguồn vốn,..

T: Time bound - Tính ràng buộc về thời gian

Cần phải xác định sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ trong bao lâu

Bình luận (0)
Lưu Nguyễn Hà An
12 tháng 3 lúc 17:00

Mục tiêu SMART là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: 

Specific (Tính cụ thể)

Measurable (Đo lường được)

Achievable (Khả năng thực hiện)

Realistic (Tính thực tế)

Time-bound (Khung thời gian)

Mục tiêu SMART chứa năm khía cạnh giúp chúng ta tập trung và đánh giá lại mục tiêu khi cần.

Bình luận (0)
Hưng Nguyễn OwO
Xem chi tiết
Minh Phương
11 tháng 3 lúc 5:17

1. Xác định ước mơ và khát vọng.
2. Thiết lập mục tiêu cụ thể và đo lường được.
3. Xác định kế hoạch hành động.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
subjects
10 tháng 3 lúc 19:46

- bạo lực gia đình là những hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình, gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình
- có 4 hình thức bạo lực gia đình phổ biển:
+ bạo lực về tinh thần: là nhữnh lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dựm nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
+ bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên trong gia đình
+ bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lời kinh tế của thành viên gia đình
+ bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, kể cả việc cưỡng ép mang thai, sinh con
- hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,...

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Trúc Linh Phạm
Xem chi tiết
Trúc Linh Phạm
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
17 tháng 4 lúc 19:43

Quan điểm cho rằng "chuyện nhà đóng cửa bảo nhau" khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình là một quan niệm lỗi thời và nguy hiểm. Bạo lực gia đình không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, cần được can thiệp và giải quyết một cách công khai. Việc giữ kín và không tìm kiếm sự giúp đỡ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân và thậm chí cả cộng đồng, khi mô hình hành vi này có thể được lặp lại và chấp nhận như một chuẩn mực. Mỗi cá nhân có quyền được sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh, và xã hội cần phải thể hiện sự không khoan nhượng đối với bất kỳ hình thức bạo lực nào, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội. Đối với những trường hợp bạo lực gia đình, việc lên tiếng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng là hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của nạn nhân, đồng thời góp phần ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực gia đình.

Bình luận (0)