Hãy nêu định nghĩa và đặc điểm chung của văn bản nghị luận
1,Nêu vấn đề nghị luận và hệ thống luận điểm của văn bản"ý nghĩa văn chương"
2,Nắm được cốt truyện, tình huống truyện, đặc điểm nhân vật trong văn bản"sống chết mặc bay"
1, Luận điểm chính: Ý nghĩa và công dụng của văn chương
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Phương pháp lập luận: Giải thích (kết hợp với bình luận)
2, Sống chết mặc bay là tên truyện ngắn nhưng nó đã phản ánh rõ nét bộ mặt thật xấu xa, vô nhân của một tên quan phụ mẫu dưới thời Pháp thuộc. Hắn sông phè phỡn, chỉ biết bài bạc đỏ đen – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của hắn. Giữ một chức to – quan phụ mẫu, nhưng không cần biết trách nhiệm, không cần lo cho dân, hắn chỉ biết thỏa mãn, sở thích của hắn mặc cho dân lành chịu bao cảnh tang thương khổ sở vì đê vỡ là mất tất cả. Hắn thì chỉ biết sống chết mặc bay. Cái thái độ ấy phải là một lúc, một thoáng chốc mà là bản chất, là lòng lang dạ thú của bọn quan lại vô nhân.
6. Nếu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.
- Đặc điểm của văn bản nghị luận:
+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo.
+ Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình.
+ Sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự biểu cảm, thuyết minh.
- Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: Chú ý những vấn đề:
+ Mục đích của văn bản.
+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng.
+ Vai trò của yếu tố thuyết minh, tự sự, biểu cảm.
Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.
Yêu cầu:
-Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
-Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
-Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.
Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:
+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.
Văn bản nghị luận là j ?
Hãy nêu các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận.
Trạng ngữ là j ?
Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản là j?
Văn bản nghị luận là loại văn bản dùng chủ yếu để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận
- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.
- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biển ở đầu câu. Tác dụng nêu thông tin (thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,…) của sự việc được nói đến trong câu và có chức năng liên kết câu trong đoạn.
Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thế dùng nhiều từ khác nhau, nhiều cấu trúc câu khác nhau và phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
-Văn nghị luận được hiểu loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng đạo lý nào đó đối với các sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế hoặc trong văn học bằng chính các luận điểm, luận cứ và lập luận do mình thực hiện.
-Yếu tố cơ bản
+ Luẩn điểm
+ Luận cứ
+ Lập luận
-Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói ( viết) muốn thể hiện
Tham khảo
Văn bản nghị luận là loại văn bản dùng chủ yếu để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận
- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.
- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biển ở đầu câu. Tác dụng nêu thông tin (thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,…) của sự việc được nói đến trong câu và có chức năng liên kết câu trong đoạn.
Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thế dùng nhiều từ khác nhau, nhiều cấu trúc câu khác nhau và phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
a) Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7.
b) Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là gì?
c) Các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 6.
tham khảo
a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:
Loại văn bản | Đặc điểm nổi bật |
Nghị luận | Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội - Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. - Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Thông tin | - Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.
Ví dụ:
Lớp | Bài nghị luận văn học | Bài đọc hiểu liên quan |
Lớp 6 | - Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh). - Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu) - Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị) | - Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng) - Ca dao Việt Nam - Truyền thuyết Thánh Gióng |
Lớp 7 | - Ông Đồ - Vũ Đình Liên - Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn) - … | - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc) - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) - … |
Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.
Lớp | Bài nghị luận xã hội | Vấn đề của đời sống |
Lớp 6 | - Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du). - Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn) - Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương) | Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …) |
Lớp 7 | - Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng) - Tiếng gà trưa - Ca Huế - … | Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người |
c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.
Ví dụ:
Lớp | Nội dung đề tài | Hình thức văn bản |
Lớp 6 | - Về một sự kiện (lịch sử) - Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..) | - Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian - Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả |
Lớp 7 | - Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. | - Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian. |
Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?
A. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội
B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra
C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê
D. Dùng chi tiết, hình ảnh,… nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh
Câu 4 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau:
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. | ... |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. | ... |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. | ... |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. | ... |
Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Đặc điểm của văn nghị luận là:
-Gồm luân điểm và luân cứ:
+Luận điểm gồm lý lẽ và chứng cứ.
+Lập luận là trình tự sắp xếp,tổ chức,bố cục của vấn đề nêu ra.