Có ba chất rắn: tinh bột, cellulose, saccharose. Nêu cách phân biệt ba chất trên.
có 2 cốc đựng 2 chất rắn dạng bột: Bột gạo và muối. Hãy nêu 5 cách khác nhau để phân biệt 2 chất trên
Cách 1 : Hòa vào nước. Mẫu thử nào tan là muối, không tan là bột gạo
Cách 2 : Hòa vào nước nóng, rồi cho Iot vào. Mẫu thử tạo sản phẩm màu xanh tìm là bột gạo, không hiện tượng là muối.
Cách 3 : Đốt cháy mẫu thử rồi cho sản phẩm khí vào nước vôi trong. Mẫu thử làm đục nước vôi trong là bột gạo, không hiện tượng là muối
Cách 4 : Cho dung dịch $AgNO_3$ vào mẫu thử. Mẫu thử tạo kết tủa trắng là muối ăn, không hiện tượng là bột gạo
$AgNO_3 + NaCl \to AgCl + NaNO_3$
Cách 5 : Nếm thử
- Có vị mặn là muối ăn
- Không vị là bột gạo
Bằng phương pháp hóa học hãy:
d) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: C2H5OH, CH3COOH.
e) Nhận biết 4 chất rắn riêng biệt sau: glucose; sucrose (glucozơ, saccarozơ ), cellulose (xenlulozơ), starch (tinh bột) .
f) Nhận biết 5 dung dịch riêng biệt sau: Glucose; sucrose (glucozơ, saccarozơ ) starch (tinh bột) , ethyl alcohol, acetic acid (rượu etylic; axit axetic).
d, dùng Ca(OH)2 và H2SO4 để tách riêng các chất ra:
\(Ca\left(OH\right)_2+2CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Ca+2H_2O\\ \left(CH_3COO\right)_2Ca+H_2SO_4\rightarrow CaSO_4\downarrow+2CH_3COOH\)
e, Dẫn I2 qua các chất:
- Hoá xanh: tinh bột
- Không hiện tượng: C6H12O6, (C5H10O5)n, C12H22O11 (1)
Cho (1) tác dụng với dd AgNO3/NH3:
- Có kết tủa trắng bạc: C6H12O6
\(C_6H_{12}O_6+Ag_2O\underrightarrow{NH_3}C_6H_{12}O_7+2Ag\downarrow\)
- Không hiện tượng: (C6H10O5)n, C12H22O11 (2)
Đem (2) đi nung nóng có H2SO4 đặc làm xúc tác:
- Có chất rắn màu đen xuất hiện: C12H22O11
\(C_{12}H_{22}O_{11}\underrightarrow{H_2SO_4đặc}12C+11H_2O\)
- Không hiện tượng: (C6H10O5)n
f, Cho các chất lần lượt với kim loại Na:
- Có giải phóng chất khí: C2H5OH, CH3COOH (1) (sau đó bạn cho thử QT nha)
\(2C_2H_5OH+2Na\rightarrow2C_2H_5ONa+H_2\\ 2CH_3COOH+2Na\rightarrow2CH_3COONa+H_2\)
- Không hiện tượng: C6H12O6, tinh bột, C12H22O11 (2) (tương tự như trên nha)
Tham khảo ạ
d) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: C2H5OH, CH3COOH.
Bước 1: Cho hỗn hợp phản ứng với NaOH rắn, dư rồi chưng cất hỗn hợp thu được thì thu được:
– Phần chất rắn khan gồm CH3COONa và NaOH dư
– Phần bay hơi gồm C2H5OH và H2O.
CH3COOH + NaOH →CH3COONa + H2O.
Bước 2: Ngưng tụ phần hơi rồi thêm CuSO4 khan vào phần chất lỏng thu được cho tới khi nó không bị chuyển sang màu xanh thì đem cô cạn hỗn hợp thu được rồi ngưng tụ phần bay hơi ta được C2H5OH tinh khiết.
CuSO4 (rắn) + 5H2O → CuSO4.5H2O (rắn).
Bước 3: Cho hỗn hợp rắn CH3COONa và NaOH phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc dư rồi chưng cất hỗn hợp thu được, ngưng tụ phần bay hơi ta được hỗn hợp lỏng gồm CH3COOH và H2O. Sau đó làm khan và thu lấy CH3COOH tương tự như C2H5OH như trên.
Chú ý:
– Có thể thu CH3COOH tinh khiết bằng cách chế tạo CH3COOH băng.
– Nếu không tách nước ra khỏi chất nào thì không cho điểm phần tách chất đó
Bài 1. Nêu các phản ứng điều chế
a) NaOH từ các hoá chất: Na, Na2O, Na2CO3, Ba(OH)2, NaCl, H2O
b) Mg(OH)2 từ các hoá chất: Mg, Mg(NO3)2, MgCl2, HCl, Ba(OH)2
Bài 2. Phân biệt nhận biết chất
a) Chỉ dùng H2O hãy trình bày cách phân biệt 3 chất rắn: Na2O, Al2O3, MgO
b) 3 dd trong suốt có trong 3 lọ riêng biệt: NaOH, Ca(OH)2, NaCl
c) Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt 4 dd trong suốt: Ba(OH)2, NaOH, NaCl, Na2SO4
Bài 3. Cho 6,2 gam Na2O vào ước dư để thu được 200 ml dd A.
a) Xác đinh nồng độ mol của dd A.
b) Cần lấy bao nhiêu ml dd H2SO41M để trung hoà vừa hết dd A?
c) Cần lấy bao nhiêu gam dd HCl 7,3% để trung hoà vừa hết dd A?
Bài 1. Nêu các phản ứng điều chế
a) NaOH từ các hoá chất: Na, Na2O, Na2CO3, Ba(OH)2, NaCl, H2O
b) Mg(OH)2 từ các hoá chất: Mg, Mg(NO3)2, MgCl2, HCl, Ba(OH)2
Bài 2. Phân biệt nhận biết chất
a) Chỉ dùng H2O hãy trình bày cách phân biệt 3 chất rắn: Na2O, Al2O3, MgO
b) 3 dd trong suốt có trong 3 lọ riêng biệt: NaOH, Ca(OH)2, NaCl
c) Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt 4 dd trong suốt: Ba(OH)2, NaOH, NaCl, Na2SO4
Bài 3. Cho 6,2 gam Na2O vào ước dư để thu được 200 ml dd A.
a) Xác đinh nồng độ mol của dd A.
b) Cần lấy bao nhiêu ml dd H2SO41M để trung hoà vừa hết dd A?
c) Cần lấy bao nhiêu gam dd HCl 7,3% để trung hoà vừa hết dd A?
nêu PPHH phân biệt các chất rắn riêng biệt sau FeO, Ag2O, Ba
- Đổ nước vào từng chất rắn
+) Tan và tạo khí: Bari
PTHH: \(Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\uparrow\)
+) Không tan: FeO và Ag2O
- Sục khí CO vào từng chất rắn còn lại sau đó nung nóng rồi hút bằng nam châm
+) Chất rắn bị hút: FeO
PTHH: \(FeO+CO\underrightarrow{t^o}Fe+CO_2\uparrow\)
+) Không bị hút: Ag2O
PTHH: \(Ag_2O+CO\underrightarrow{t^o}2Ag+CO_2\uparrow\)
Có những chất rắn sau: FeO , P 2 O 5 , Ba ( OH ) 2 , NaNO 3 . Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:
A. H 2 SO 4 , giấy quỳ tím.
B. H 2 O , giấy quỳ tím.
C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.
D. dung dịch HCl, giấy quỳ tím.
chọn B
Cho nước lần lượt vào các chất rắn. Chất rắn không tan là FeO, các chất còn lại tan
P 2 O 5 + 3 H 2 O → 2 H 3 PO 4
Nhúng quỳ tím vào các dung dịch thu được:
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là sản phẩm của P 2 O 5
+) Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Ba ( OH ) 2
+) Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO 3
27. Có ba ống nghiệm riêng biệt không có nhãn, đựng các dung dịch FeCl2 , FeCl3 ,HCl. Để phân biệt các chất trên bằng phương pháp hóa học, ta dùng thuốc thử nào?
A. KCl B. BaSO4 C. NaOH D. Na2SO4
30. Hỗn hợp rắn X ở dạng bột gồm Cu, Fe, Zn, Al. Để thu lấy đồng nguyên chất người ta dùng dung dịch nào sau đây:
A. CuSO4 B. H2SO4 C. AgNO3 D. MgCl2
55 Lấy một oxit của lưu huỳnh tác dụng với nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hợp chất B ở điều kiện thường tạo ra oxit, oxit này tác dụng oxi cho ra oxit ban đầu. Công thức oxit ban đầu, dung dịch A và hợp chất B lần lượt là:
A. SO3 , H2SO4, K2SO4 B. SO2, H2SO3, Na2SO3
C. SO3 , H2SO4, Na2SO3 D. SO2, H2SO4, K2SO3
Nêu phương pháp phân biệt các chất sau:
a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
b) Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
a)
Bước 1 : Trích mẫu thử
Bước 2 : Cho nước iot vào các mẫu thử
- mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột.
Bước 3 : Cho nước vào hai mẫu thử còn lại, khuấy đều
- mẫu thử nào tan hoàn toàn là saccarozo.
- mẫu thử nào không tan hoàn toàn là xenlulozo.
b)
Bước 1 : Trích mẫu thử
Bước 2 : Cho \(Ag_2O/NH_3\) vào các mẫu thử :
- mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là Glucozo.
\(C_6H_{12}O_6 + Ag_2O \xrightarrow{NH_3} 2Ag + C_6H_{12}O_7\)
Bước 3 : Cho nước iot vào các mẫu thử
- mẫu thử nào tạo màu xanh tím đặc trưng là tinh bột.
- mẫu thử không hiện tượng là xenlulozo.
Nêu phương pháp phân biệt 3 chất bột rắn: KCl, K2CO3, MgCO3
- Hòa tan các bột rắn vào nước .
=> Chất rắn kết tủa là MgCO3 , hai chất rắn thành dung dịch là KCl và K2CO3 .
- Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào hai dung dịch còn lại .
+, Dung dịch phản ứng tạo khí thoát ra là K2CO3
PTHH : K2CO3 + 2HCl -> 2KCl + H2O + CO2
+, Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl .
Trích mỗi chất một ít ra ống nghiệm làm thuốc thử :
Cho dung dịch HCl lần lượt vào từng mẫu thử :
- Sủi bọt : K2CO3 , MgCO3 (1)
- Không HT : KCl
Cho dung dịch thu được ở (1) lần lượt vào dd NaOH dư :
- Kết tủa trắng : MgCO3
- Không HT : K2CO3
MgCO3 + 2HCl => MgCl2 + CO2 + H2O
K2CO3 + 2HCl => 2KCl + CO2 + H2O
MgCl2 + 2NaOH => Mg(OH)2 + 2NaCl
Hãy phân biệt các chất rắn sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozo
Lấy mẫu thử và đánh dấu từng mẫu thử
Cho dung dịch Iot vào các mẫu thử
Mẫu thử nào làm dung dịch Iot chuyển sang màu xanh là tinh bột
Còn lại: xenlulozo, glucozo, saccarozo;
Cho các mẫu thử vào dung dịch AgNO3 trong môi trường amoniac
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng xám (Ag|) đó là glucozo (đây là phản ứng tráng gương).
Hai mẫu thử còn lại: xenlulozo, saccarozo
Cho hai mẫu thử còn lại vào nước
Tan trong nước: saccarozo
Không tan trong nước: xenlulozo