Viết phương trình hóa học xảy ra của quá trình lên men glucose tạo thành ethylic alcohol.
viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học sau :
- Đường đun nóng bị phân hủy thành than và nước.
- Kẽm tác dụng với Hydrochloric acid tạo ra khí Hydrogen và Zinc chlorid
- Đường Glucose chuyển thành Ethanol và khí Carbon dioxide khi có mặt men rượu làm chất xúc tác
Đường $\xrightarrow{t^o}$ Than + Nước
Kẽm + Axit clohidric $\to$ Hidro + Kẽm clorua
Glucozo $\xrightarrow{men,t^o} Khí Cacbon đioxit + Etanol
Quá trình lên men rượu vang xảy ra phản ứng hóa học sau
C6H12O6(s) ----> 2C2H5OH(1)+2CO2(g)
a. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất (biết nhiệt tạo thành chuẩn của C6H12O6(s) C2H5OH(l); CO2(g) có giá trị lần lượt là –1274kJ/mol: 277,69 kJ/mol 393,51kJ/mol
b, Tính lượng nhiệt tòa ra hay thu vào khi lên men 3 kg nhỏ (chứa khoảng 7% đường glucose) ở điều kiện chuẩn
Cho 18 gam glucozô lên men thành rượu etylic. Có khí thoát ra được dẫn vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 (dö) thấy tạo ra 12,5 gam kết tủa. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng rượu etylic thu được. c. Tính hiệu suất của phản ứng lên men rượu.
\(n_{C_6H_{12}O_6}=\dfrac{18}{180}=0.1\left(mol\right)\)
\(C_6H_{12}O_6\underrightarrow{mr}2C_2H_5OH+2CO_2\)
\(0.1.....................0.2...............0.2\)
\(n_{CaCO_3}=n_{CO_2}=\dfrac{12.5}{100}=0.125\left(mol\right)\)
\(H\%=\dfrac{0.125}{0.2}\cdot100\%=62.5\%\)
\(n_{C_2H_5OH}=0.125\left(mol\right)\)
\(m_{C_2H_5OH}=0.125\cdot46=5.75\left(g\right)\)
a)
$C_6H_{12}O_6 \xrightarrow{t^o,men\ rượu} 2CO_2 + 2C_2H_5OH$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$
b)
Theo PTHH :
n C2H5OH = n CO2 = n CaCO3 = 12,5/100 = 0,125(mol)
=> m C2H5OH = 0,125.46 = 5,75 gam
c)
Theo PTHH :
n glucozo phản ứng = 1/2 n CO2 = 0,125/2 = 0,0625(mol)
Vậy :
H = 0,0625.180/18 .100% = 62,5%
1) Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích:
a) Bóng đèn sáng sau khi bật công tắc.
b) Bia rượu để lâu ngày trong không khí( có men giấm) tạo thành giấm.
2) Khi quét nc vôi ( có chứa canxi hiđroxit) lên tường, sau 1 t/gian sẽ khô và hóa rắn( chất này là canxi cacbonat) a) Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra ? b) Viết sơ đồ p/ứng bằng chữ của p/ứng HH xảy ra ở trên, biết rằng có chất khí cacbonic ( có trong không khí) tham gia p/ứng và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước bay hơi./
Mình cần gấp nha mn!!!
Câu 1 :
a) Hiện tượng vật lí(Do biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác)
b) Hiện tượng hóa học(Do có chất mới được tạo thành)
Câu 2 :
a) Dấu hiệu có sinh ra chất mới : khô và hóa rắn
b) Cacbon đioxit + Canxi hidroxit → Canxi cacbonat + nước
Bài 1
a vật lí
b hoá học
bài 2
phản ứng hoá học
Ca(OH)2+CO2 =>CaCO3+H2O
Bia được sản xuất bằng cách lên men dung dịch mantozo (C12H22O11, sản phẩm tạo thành làrượu etylic và khí CO2 với tỉ lệ mol 1:1. Cho lên men 50 lít dung dịch mantozo có khối lượng riêng 1,052 g/ml, chứa 8,45% khối lượng mantozo, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml; hiệu suất quá trình lên men là 65%. Hãy:
a) Viết phương trình hóa học và tính khối lượng rượu etylic được tạo thành từ quá trình lên men 50 lít dung dịch mantozo.
b) Từ lượng rượu etylic thu được ở trên có thể pha chế được bao nhiêu lít bia có độ rượu là 5,50?
bài 1. cho hai quá trình sau :
a)Nước đá (rắn) ->Nước lỏng (lỏng)->Hơi nước (khí)
b)Điện phân nước trong bình điện phân
Em hãy cho biết quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí,quá trình nào xảy ra hiện tượng hóa học.
bài 2.quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra ?
a)Tách khí oxi từ không khí .
b)Quá trình tiêu hóa thức ăn .
c)Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.
d)Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu.
bài 3. Biểu diễn các phản ứng hóa học sau theo sơ đồ phản ứng bằng chữ :
a)Thổi hơi thở (chứa khí cacbonic)vào nước vôi trong (chứa canxi hiđroxit),tạo thành canxi cacbonat và nước (thấy dung dịch vẫn đục).
b)Hiđro peoxit (nước oxi già ) bị phân hủy thành nước và khí oxi.
c)Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) tạo thành vôi sống (thành phần chính là canxi oxit) và khí cacbonic.
Hộ mk nha mk ko hỉu bít nhiều về môn này :):):)
Bài 1 :
a)Nước đá (rắn) ->Nước lỏng (lỏng)->Hơi nước (khí)
Là hiện tượng vật lý vì không có sự tạo thành chất mới
b)Điện phân nước trong bình điện phân
Là hiện tượng hóa học vì có sự tạo thành chất mới , tính chất khác hẳn với chất ban đầu
Bài 2 :
a) Tách khí oxi từ không khí
----> là hiện tượng vật lí
b) Quá trình tiêu hóa thức ăn
----> là hiện tượng hóa học
- giải thích : thức ăn bị ăn enzim,muối trong mật,dịch tụy và axit trong dạ dày chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng (biến đổi thành chất khác)
c) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua
-->hiện tượng vật lí
-giải thích :không có tạo chất mơi đơn thuần dây tóc chỉ thay đổi nhiệt độ và nóng sáng lên.
d) Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu
- giải thích :Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. Đây là quá trình chuyển đổi các trạng thái của tách rượu từ thể lỏng sang thề hơi rồi ngưng tụ thành rượu ở thể lỏng.
Glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Glucose có trong hầu hết các bộ phận của
cây, nhiều nhất trong quả chín (đặc biệt trong quả nho chín). Glucose cũng có trong cơ thể
người và động vật. Glucose được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh. Cây
xanh dùng chất diệp lục nhận năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo phản ứng cộng hợp từ
khí carbon dioxide CO2 (có trong không khí) và nước H2O (được rễ cây hút từ đất) thành
glucose C6H12O6 và giải phóng khí oxygen. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng
của carbon trong glucose.
Câu 31. Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
(a) Cồn cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo thành nước và khí carbon dioxide.
(b) Hòa tan bột copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid không màu thu được dung dịch copper (II) chloride có màu xanh. Biết rằng sản phẩm của phản ứng còn có nước.
(c) Thả mảnh nhôm (aluminium) vào dung dịch sulfuric acid thu được dung dịch aluminium sulfate và thấy có sủi bọt khí (hydrogen).
(d) Nhỏ vài giọt barium chloride vào dung dịch sulfuric acid thấy xuất hiện chất kết tủa màu trắng (barium sulfate). Biết rằng sản phẩm của phản ứng còn có hydrochloric acid.
`#3107.101107`
Dấu hiệu:
(a): Có sự tỏa nhiệt, ánh sáng
(b): Có sự thay đổi về màu sắc
(c): Có sự tạo thành chất khí (sủi bọt khí)
(d): Tạo ra chất kết tủa (các chất không tan)
__________
(a):
PT chữ: Ethanol + Oxygen \(\underrightarrow{\text{ }\text{ }\text{ t}^0\text{ }\text{ }\text{ }}\) Carbon dioxide + Nước
Chất tham gia (chất pứ): Ethanol, Oxygen
Chất sản phẩm: Carbon dioxide, nước
(b):
PT chữ: Copper (II) Oxide + Hydrochloric acid \(\longrightarrow\) Copper (II) chloride + Nước
Chất tham gia: Copper (II) Oxide, hydrochloric acid
Chất sản phẩm: Copper (II) chloride, nước
(c):
PT chữ: Aluminium + Sulfuric acid \(\longrightarrow\) Aluminium sulfate + Hydrogen
Chất tham gia: Aluminium, sulfuric acid
Chất sản phẩm: Aluminium sulfate, hydrogen
(d):
PT chữ: Barium chloride + sulfuric acid \(\longrightarrow\) Barium sulfate + hydrochloric acid
Chất tham gia: Barium chloride, sulfuric acid
Chất sản phẩm: Barium sulfate, hydrochloric acid.
Câu 2:
a) Viết các công thức cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử là \(C_2H_6O_2\)
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sợ đồ sau:
A---+\(H_2O\),xúc tác--->B---+\(O_2\),men giấm--->C
Câu 2:
a, CTCT: CH2(OH)-CH2OH
CH3-O-CH2-OH
b, A: C2H4
B: C2H5OH
C: CH3COOH
\(C_2H_4+H_2O\underrightarrow{t^o,xt}C_2H_5OH\)
\(C_2H_5OH+O_2\underrightarrow{^{mengiam}}CH_3COOH+H_2O\)
Đem lên men rượu hoàn toàn 450gam Glucose C6H12O6
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng rượu Ethanol thu được
c) Nếu đem toàn bộ lượng rượu trên để phản ứng lên men giấm thì khối lượng acetic acid thu được là bao nhiêu? biết hiệu suất phản ứng là 80%
\(a,n_{C_6H_{12}O_6}=\dfrac{450}{180}=2,5\left(mol\right)\)
PTHH: C6H12O6 --men rượu--> 2C2H5OH + 2CO2
2,5-------------------------->5
C2H5OH + O2 --men giấm--> CH3COOH + H2O
5------------------------------------>5
\(b,m_{C_2H_5OH}=5.46=230\left(g\right)\)
\(c,m_{CH_3COOH}=5.80\%.60=240\left(g\right)\)
a)\(n_{C_6H_{12}O_6}=\dfrac{450}{180}=2,5mol\)
\(C_6H_{12}O_6\underrightarrow{menrượu}2C_2H_5OH+2CO_2\)
2,5 5
b)\(m_{C_2H_5OH}=5\cdot46=230g\)
c)\(C_2H_5OH+O_2\underrightarrow{mengiấm}CH_3COOH+H_2O\)
5 5
Thực tế: \(n_{CH_3COOH}=5\cdot80\%=4mol\)
\(m_{CH_3COOH}=4\cdot60=240g\)