Đọc nội dung mục IV.1 và quan sát Hình 6.12, trình bày hiểu biết của em về món rán (chiên).
Hãy quan sát và trình bày cách chế biến 1 món ăn trong gia đình mà em thích nhất. Nội dung trình bày gồm: nguyên liệu cần dùng, quy trình chế biến, hương vị của món ăn
Tham Khảo:
Trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất là món thịt luộc
- Nguyên liệu cần dùng: Thịt lợn 400g, hành khô 2 củ, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt.
- Quy trình chế biến: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ lượng dầu nhỏ vào nồi, cho thịt vào đun. Khoảng 15 phút thì cho nước mắm, mì chính đảo đều tay, cho hành khô đun to lửa. Sau đó cho ra đĩa,
- Hương vị của món ăn: có vị ngậy của thịt, vị đặm của nước mắm.
Món Trứng rán
Cần:
- 5 quản trứng
- 1 trai dầu ăn
- 1 lọ nước mắm
Bắt đầu làm
Lấy một cái chảo ko dính , đổ dầu lên, đợi dầu sôi trong khi đó ta lấy một cái bát ô tô đập trứng và dỏ 2 dọt nước mắm, khi dầu sôi chỉ cần đổ trứng từ trong bát ra đợi 5 phút khi trứng chín lấy ra bát và cuối cùng thưởng thức
60 gram bột báng
2 củ khoai lang ( khoai trắng, khoai tím, khoai mật màu vàng tùy thích)
40 gram bột nếp,
60 gram bột năng,Đường
1 trái dừa khô
Vừng trắng rang chín, nước, 1 bó lá dứa
Cách sơ chế nguyên liệuKhoai lang bạn rửa sạch rồi đem nạo vỏ, cắt khoai thành các miếng to vừa rồi rửa lại khoai cho hết nhựa.Dừa khô nạo vắt nước cốtBột báng đem ngâm qua nước ấm, sau đó vớt ra để ráo.Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, trình bày nội dung cải cách về kinh tế, văn hoá của Lê Thánh Tông.
Tham khảo!!!
♦ Cải cách về kinh tế:
- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.
+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.
+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..
- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
♦ Cải cách về văn hoá:
- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.
+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.
+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.
+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà nào của Hà Nội
- Hãy chia sẻ một vài hiểu biết của em về món quà Hà Nội
- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà ở Hà Nội : món Cốm
- Một vài hiểu biết của em về món quà đó là :
Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.
Trong các dân tộc tại miền Bắc Việt Nam lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.
Chúc bn hc tốt !
Món quà của Hà Nội mang đậm sắc nét của người VN ta. Ví dụ như món bánh cốm
Hương cốm làng Vòng từ lâu cũng làm nên nét quyến rũ rất riêng cho ẩm thực thủ đô. Tuy nhiên do chỉ có vào mùa thu nên bánh cốm Hàng Than là lựa chọn thay thế hoàn hảo với nhiều du khách. Cũng làm từ những bông lúa non thơm hương đồng gió nội nhưng cốm sau khi rang, giã, sàng, sẩy phải được xào chín với đường, rồi gói vào lớp lá chuối tươi, bên trong có nhân đậu xanh vàng nhuyễn.Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Hay là trà sen.
So với các thứ quà khác, trà ướp hoa sen có giá khá cao và thường khó mua hơn. Tuy nhiên, khi đã chọn được loại trà sen chính hiệu Hồ Tây, đây chắc chắn sẽ là món quà quý dành cho người thân và bạn bè sau khi ghé thăm Hà Nội. Bởi ướp trà sen là cả nghệ thuật với rất nhiều thời gian, công sức.Những cánh chè khô sau khi đã được tuyển chọn từ loại ngon nhất, sẽ được ướp 5-7 lần cùng gạo sen (hạt trắng trên đầu nhị sen) cho thấm hương ngấm vị. Sen được ướp phải là loại được trồng trong các đầm ở Hồ Tây như Nhật Tân, Quảng Bá bởi thơm và cho nhiều gạo nhất. Tuy chỉ có vào dịp hè tháng 5, tháng 6 nhưng nhờ cách ướp trà công phu này mà hương sen ấy được gìn giữ quanh năm và theo chân du khách đến mọi miền Tổ quốc.trà sen làm quà khi mở ra sẽ cho hương thơm dịu nhẹ. Khi pha, nước có màu xanh nhạt và vị đậm đà. Nhấp ngụm nhỏ sẽ thấy hương sen lan tỏa trong miệng. Để rồi mỗi lần thưởng trà người ta lại nhớ về Hà Nội với hương mùa hè quyến rũ.
Nói chung những món quà của Hà Nội được coi là món quà ý nghĩa. Vì nó không chỉ đơn giản là những món quà mà nó còn thể hiện được những nét đẹp và tình cảm của bạn tới người được tặng.
Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.
- Cấu trúc lãnh địa:
+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…
+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..
- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.
- Kinh tế lãnh địa:
+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...
+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…
- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…
Em hãy quan sát Hình 8a.2, Hình 8a.3 và cho nhận xét về hai cách trình bày nội dung.
Cách trình bày nội dung ở hình 8a.3 chi tiết hơn và rõ ràng hơn
Em hãy quan sát bốn trang chiếu trong Hình 1. Em có nhận xét gì về màu sắc và nội dung trình bày trên các trang chiếu?
Trên các trang chiếu, màu sắc trình bày phù hợp, các nội dung được sắp xếp hợp lí, phù hợp với nội dung của slide.
Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết sự giống nhau và khác nhau trong cách trình bày nội dung “Tiêu đề chữa cháy” và “Các thành phần trong giao diện GIMP”? Theo em, có nên trình bày hai nội dung này theo định dạng giống nhau không?
* Cách trình bày nội dung “Tiêu đề chữa cháy” và “Các thành phần trong giao diện GIMP”:
- Giống nhau: Thông tin được liệt kê bằng các đoạn văn bản liên tiếp, mỗi đoạn diễn đạt một ý.
- Khác nhau trong cách sử dụng các biểu tượng, cách đánh số thêm vào đầu mỗi đoạn.
* Theo em, không nên trình bày hai nội dung này theo định dạng giống nhau vì mỗi nội dung khác nhau có cách trình bày khác nhau. Do đó, căn cứ vào nội dung cụ thể để lựa chọn biểu tượng cho phù hợp.
Đọc thông tin và quan sát Hình 3, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1075 - 1077.
Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.
Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng, rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 6, trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.
Tham khảo!!!
- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
- Diễn biến chính:
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.
- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.
- Ý nghĩa:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Hình 7.1 và Hình 7.2 mô tả hai cách trình bày kết quả khảo sát những nội dung Tin học mà các bạn học sinh lớp 8A muốn tim hiểu thêm. Em hãy nhận xét về hai cách trình bày này.
Hình 7.1 được trình bày dữ liệu bằng bảng
Hình 7.2 được trình bày dữ liệu bằng biểu đồ