Những câu hỏi liên quan
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 3 2022 lúc 19:48

TK#
 

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang)... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

 

Vũ Lâm
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
24 tháng 3 2022 lúc 16:34

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

kodo sinichi
24 tháng 3 2022 lúc 16:40

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 10:42

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:34

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Ng Hiền Anh
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:05

a) Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,...

  Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,..

 Cao nguyên: Kon Tum, Lâm Viên,..

b) Tham khảo

Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. + Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước. + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

Huytd
17 tháng 3 2022 lúc 20:12

a)- Có 2 đồng bằng châu thổ:

+ĐB sông Cửu Long

+ĐB sông Hồng

- Các dãy núi: Pu đen đinh,Hoàng Liên Sơn,Con voi,Cánh cung sông Ngân,Cánh cung Ngâm Sơn,Cánh cung Bắc Sơn

-Các cao nguyên: Kon-Tum,Plây-ku,Đắk Lắk,Lâm Viên,Di Linh,Hơ-Nông

b)

*Thuận lợi:

-Với diện tích tương đối rộng,địa hình thấp và bằng phẳng,khí hậu nóng ẩm quanh năm,sự đa dạng sinh học.Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất như:

+Đất đai:Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha→Đất đai phì nhiêu,màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lương thực

+Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tíhc lớn,trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật

+Khí hậu nóng ẩm,lượng mưa dồi dào,hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt→Tạo nên tiềm năng cung cấp nước để cải tạo đất phèn,đất mặn,là địa bàn đánh bắt,nuôi trồng thủy sản,phát triển giao thông đường sông,du lịch,cung cấp phù sa cho đồng ruộng,.......

+Vùng biển và hải đảo:Có nhiều nguồn hải sản phong phú,biển ấm,ngư trường rộng thuận lợi cho khai thác hải sản,du lịch

*Khó khăn:

-Diện tích đất phèn,đất mặn lớn(2,5 triệu ha)

-Mùa khô thiếu nước cho sản xuất,sinh hoạt vì xâm nhập mặn

-Hằng năm,lũ lụt của sông Mê Công ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp,sinh hoạt

Nguyễn Ngọc Trâm
17 tháng 3 2022 lúc 20:27

a, Đồng bằng: 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, dải đồng bằng ven biển miền Trung, ngoài ra còn các đồng bằng giữa núi: An Khê,..

Dãy núi: 

+ Núi cao: Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Núi trung bình: dãy Bạch Mã, dãy Pu Sam Sao, ...

+ Núi thấp: dãy Tam Điệp, dãy Tam Đảo,..

Cao nguyên:

+ Cao nguyên ba dan: CN Mơ Nông, CN Kon Tum, CN Đăk Lăk, ...

+ Cao nguyên đá vôi: CN Sơn La, CN Mộc Châu,...

+ Cao nguyên đá hỗn hợp: CN Lâm Viên

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 4 2017 lúc 6:18

a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)

-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)

-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)

-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản

b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát trin sản xuất nông nghiệp

-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật cht - kĩ thuật phục vụ cho sn xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển

-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản

-Thị trường tiêu thụ rộng ln (trong và ngoài nước)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 2:40

Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là Long An, Tiền Giang.

=> Chọn đáp án D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:51

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 1 2019 lúc 11:14

Đáp án C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 3 2019 lúc 2:22

Chọn C