Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:54

Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...

Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.

Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:28

Tham khảo

Nhận xét sự thay đổi về số dân, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020.

+ Nhật Bản có dân số đông, trong những năm gần đây, dân số của Nhật Bản đang có xu hướng giảm. Từ năm 2000 - 2020, dân số Nhật Bản giảm 0.7 triệu người (từ 126,9 triệu người năm 2000, xuống còn 126,2 triệu người năm 2020).

+ Tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp và cũng có xu hướng giảm. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 0,48% (từ 0,18% năm 2000, xuống còn -0,3% năm 2020).

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 15:22

Đặc điểm dân cư :

- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).

- Thành phần dân cư:

+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).

+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...

 

- Cơ cấu dân số:

+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.

+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).

+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);

+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).

+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 11 2023 lúc 16:02

*Đặc điểm dân cư:

-Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.

-Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

-Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở Israel, Kuwait, Lebanon

-Mật độ dân số trung bình khá thấp

-Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

*Tác động đến kinh tế;

-Dân số đông đúc mà trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

-Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

*Tác động về mặt xã hội:

- Các nước Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Nhật Văn
Xem chi tiết
Dark_Hole
22 tháng 11 2023 lúc 20:21

Tham khao:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Dân cư:

+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm >  70,9 năm).

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% >  23,6%).

- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).

- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...

+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 12 2017 lúc 17:59

- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước

- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước

- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:05

Tham khảo!

+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).

+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.

+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Những đặc điểm về dân cư của Ô-xtrây-li-a:

- Ít dân sinh sống (số dân năm 2020 là 25,5 triệu người), mật độ dân số rất thấp (chỉ khoảng 3 người/km2).

- Dân cư phân bố rất không đều.

- Mức độ đô thị hóa rất cao (Tỉ lệ dân thành thị năm 2020 là 86%).

- Đất nước của những người nhập cư, đón nhận người nhập cư (đặc biệt là lao động chất lượng cao) đến từ mọi châu lục.

HT.Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 13:09

Tham khảo:

+ Ô-xtrây-li-a là nơi có ít dân sinh sống (số dân năm 2020 là 25,5 triệu người), mật độ dân số thấp (3 người/km 2).

+ Dân cư phân bố không đều, tập trung ở vùng duyên hải, thưa thớt ở vùng sơn nguyên phía tây và đồng bằng trung tâm.

+ Mức độ đô thị hóa rất cao.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
5 tháng 6 2017 lúc 16:36

- Cả hai vùng đều có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước.

- Tây Bắc có tỉ lệ gia tảng dân số cao hơn Đông Bắc.

- Đông Bắc có các chỉ tiêu cao hơn Tây Bắc là: GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị. Có thể nói về dân cư, xã hội, tiểu vùng Đông Bắc có trình độ cao hơn ở Tây Bắc.

Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 16:36

Trả lời:

- Cả hai vùng đều có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước.

- Tây Bắc có tỉ lệ gia tảng dân số cao hơn Đông Bắc.

- Đông Bắc có các chỉ tiêu cao hơn Tây Bắc là: GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.

Có thể nói về dân cư, xã hội, tiểu vùng Đông Bắc có trình độ cao hơn ở Tây Bắc.

Đinh Đức Thắng
30 tháng 7 2019 lúc 15:03

- Vùng Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn vùng Tây Bắc

- Dân số ở hai khu vực này đa số là những hộ nghèo (Đông Bắc và Tây Bắc là 17,1%)

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở Tây Bắc cao hơn (2,2%) do điều kiện y tế và xã hội ở đây chưa được phát triển

- Tuổi thọ trung bình ở Đông Bắc cao hơn (68,2 tuổi)

- Dân thành thị ở Đông Bắc cao hơn do điều kiện về thời tiết, địa hình