Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
Dựa vào hình 24.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân biệt một số tiêu chí: GDP, GNI, và GDP, GNI bình quân đầu người.
- Nhận xét sự phân hóa GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.
- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.
+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…
+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…
Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Nước | Dân số ( Triệu người) | Tổng sản phẩm trong nước (Triệu USD) |
Pháp | 52,9 | 1294246 |
Đức | 82,2 | 1872292 |
Ba Lan | 38,6 | 157585 |
CH Séc | 10,3 | 50777 |
a-Tính thu nhập bình quân đầu người mỗi nước?
b- Nêu nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người mỗi nước
giúp mình vs mn ơi
Dựa vào bảng số liệu sau: Em hãy nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
Mức thu nhập của Nhật Bản cao
Tiếp đến là Việt Nam
Cuối cùng là Thái Lan
Mức thu nhập của Nhật Bản cao
Tiếp đến là Việt Nam
Cuối cùng là Thái Lan
nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa ba khu vực kinh tế của châu Phi
Tham khảo!
Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa 3 khu vực : Nam Phi là cao nhất rồi đến Bắc Phi và Trung Phi là thấp nhất. Trong từng khu vực, thu nhập bình quân đầu người của các nước cũng không giống nhau.
Dựa vào hình 23.3, hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực.
- Nhận xét nhiệt độ trung bình năm tại các trạm. Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm như thế nào?
- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực: Lượng mưa hàng năm rất thấp, phân bố không đều: Mưa chủ yếu ở vùng ven biển, các đảo, vùng nội địa gần như không mưa. Phần lớn mưa dưới dạng tuyết rơi.
- Nhiệt độ trung bình năm tại các trạm rất thấp (trạm Bai-đơ: -27,90C, trạm Mai-xơn: -11,90C).
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn:
+ Trạm Bai-đơ tháng cao nhất: 12 (-14,40C), tháng thấp nhất: 9 (-36,60C) chênh lệch -22,20C.
+ Trạm Mai-xơn tháng cao nhất: 01 (-0,70C), tháng thấp nhất: 9 (-16,20C) chênh lệch -15,50C.
Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.
Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
- Biểu đồ
Nhận xét
- Về hoạt động xuất khẩu:
+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.
+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.
+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.
- Về hoạt động nhập khẩu:
+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.
+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.
Dựa vào hình 1, nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người ( USD/người)
- Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á, Ô-xtrây-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp thường tập trung ở châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á,...
Dựa vào bảng số liệu dưới đây
- Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước.
- Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng (năm 2000).
- Tính thu nhập bình quân đầu người :
+ Pháp: 21.862,2 USD/người.
+ Đức: 22.785,8 USD/người.
+ Ba Lan: 4.082,5 USD/người.
+ CH Séc: 4.929,8 USD/người.
- Nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP):
+ Trong cơ cấu tổng sản phầm trong nước GDP của Pháp, Đức, Ba Lan, CH Séc, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Tỉ trọng các khu vực kinh tế có sự chênh lệch giữa các nước.
- Rút ra kết luận về nền kinh tế có sự chênh lệch giữa các nước:
+ Các nước có nền kinh tế khác nhau, thể hiện qua tổng sản phẩm , tổng sản phẩm bình quân đầu người .
+ Nước đứng đầu về tổng sản phẩm trong nước (GDP )và (GDP/ người) là Đức, tiếp theo là Pháp , CH Séc có tổng sản phẩm trong nước thấp nhất ,Ba Lan có GDP/ người thấp nhất.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
• So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét về sự phân bố dân cư của vùng này.
Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...
Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.
Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.