Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Dragon
21 tháng 9 2016 lúc 19:09

Do nhận được lượng nước từ băng tuyết tan trên các đỉnh núi

Trần Trực
21 tháng 8 2017 lúc 20:44

ở khu vực này có 4 con sông là : xưa-đa-ri-a ; Amua-đa-ri-a ; ti-grơ và Ơ-phrát Tất cả những con sông này đều lấy nước từ băng tuyết tan ở các ngọn núi cao gần đó mà không phải nước mưa cho nên 2 khu vực này tuy nằm trong khu vực có kiểu khí hậu lục địa khô nhưng vẫn có sông .

nguyen thi khanh doan
14 tháng 9 2017 lúc 22:14

do nhận đc nước từ băng trên các vùng nhiệt độ cao chảy xuống

Tòng Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
Đoàn Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
23 tháng 9 2016 lúc 13:46

ít mưa 

Nguyen Thi Mai
23 tháng 9 2016 lúc 14:14

- Do ở đây sông ngòi kém phát triển, các vùng này tuy thuộc đới khí hậu khô, lượng mưa hằng năm không đáng kể song các sông tồn tại được là nhờ có nguồn tuyết và băng tan từ trên núi cao cung cấp.

- Lượng nước không đưọc cung cấp nhiều nên càng về hạ lưu càng giảm. Địa hình cũng tác động một phần đến việc này

Lgiuel Val Zyel
9 tháng 9 2017 lúc 20:11

Tại sao lưu lượng nước sông ở các vùng này càng về hạ lưu càng giảm?

Trả lời

Vì:

-Các con sông nhỏ "chết" trong hoang mạc.

-Khí hậu lục địa khô nóng nên luợng nuớc bốc hơi lớn và luợng mưa không đáng kể.

-Địa hình bị chia cắt phức tạp nên chế độ nuớc ở vùng hạ lưu thấp.

Lê Phương Anh
Xem chi tiết
BW_P&A
25 tháng 9 2016 lúc 22:17

a) Vì trải dải trên nhiều vĩ tuyến

b) Vì mở rộng trên nhiều kinh tuyến và có địa hình núi cao

Kudo Shinichi
5 tháng 10 2016 lúc 13:16

a) Vì châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ và có nhiều đới khí hậu.

b) Vì châu Á có diện tích rộng lớn

Châu Anh Bùi
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
2 tháng 10 2017 lúc 21:41
ố TT Tên sông Nơi bắt nguồn Đồng bằng lớn mà sông chảy qua
1 Ô bi Dãy An-tai ĐB Tây Xi-bia
2 Iênitxây Dãy Xai-an và Hồ Bancan ĐB Tây Xi-bia
3 Hoàng Hà Dãy Nam Sơn ĐB Hoa Bắc
4 Amu Đaria Dãy Hin-du Cuc ĐB Tu-ran
5 Xưa Đaria Dãy Thiên Sơn ĐB Tu-ran
6 Tigrơ Dãy Cap-ca ĐB Lưỡng Hà
7 Ơphrat Dãy Cap-ca ĐB Lưỡng Hà
8 Ấn Dãy Himalaya ĐB Ấn Hằng
9 Hằng Dãy Himalaya ĐB Ấn Hằng
10 Mê Công Sơn Nguyên Tây Tạng ĐB sông Cửu Long
Yuzuri Yukari
30 tháng 9 2016 lúc 15:44

lớp mấy vậy bạn hihi

Dương Mỹ Huệ Anh
9 tháng 10 2016 lúc 16:07

lop may the 

de mik jup

Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Diệu Huyền
12 tháng 10 2019 lúc 0:25
Câu 3: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á? Bài làm:

- Những thông báo về thiên tai thường xuyên ở nước ta hoặc châu Á:

Năm 2009 , bão Parma ở Philippines làm sạt lở đất khiến 160 người chết, nhiều tài sản khác bị vùi lấp (Vn.Express) Năm 2009 , trận động đất mạnh làm rung chuyển miền Tây Indonesia làm ít nhất 200 người thiệt mạng (Vn.Express) Năm 2004 , sóng thần Ấn Độ Dương cướp đi tính mạng 230 nghìn người. Ấn Độ, Thái Lan, Somali, Malaysia và Indonesia là những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong thảm họa thiên nhiên này. (Baomowi.com) Tận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta năm 1999 kéo dài suốt 1 tuần lễ khiến 595 người thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.vn) Ngày 26/10/ 2010, núi lửa Krakatoa hoạt động khiến hàng chục người thiệt mạng, 15.000 người dân phải đi sơ tán.(new.zing.vn)
Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Vy Quỳnh Yến Nhi
19 tháng 11 2016 lúc 8:22

trong sách có mà bạn. Thân

Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
9 tháng 10 2016 lúc 8:29

* Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.

- Ngày nay, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đều bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và khu công nghiệp. Vì vậy bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.

- Nguyên nhân:

Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp.

+ Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên.

+ Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao.

+ Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
9 tháng 10 2016 lúc 8:40

Về vị trí, sông ngòi hay cảnh quan của châu Á vậy

Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 10 2016 lúc 10:04
Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
   
Thùy Chi Mai
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
28 tháng 11 2016 lúc 19:24

Cảnh quan Châu Á phân hoá từ Bắc xuống Nam rất rõ rệt, nguyên nhân là do lãnh thổ Châu Á rất rộng lớn, kéo dài từ Bắc xuống Nam, dẫn đến việc khí hậu Châu Á cũng phân chia rõ rệt theo nhiều đới khí hậu khác nhau, hình thành nhiều kiểu cảnh quan khác nhau.