Tiến hành Thí nghiệm 1, quan sát hiện tượng xảy ra. Nhận xét và rút ra kết luận.
Tiến hành các thí nghiệm sau :
Cho vào ống nghiệm khoảng 3 ml cồn 96 ° , sau đó nhỏ một vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm. Quan sát sự hoà tan của dầu ăn trong cồn. Thêm từ từ nước vào trong ống nghiệm (mỗi lần khoảng 1 ml), quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét.
Cho 3ml cồn 96 ° , sau đó nhỏ một vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm, quan sát ta thấy dầu ăn không tan trong cồn . Thêm nước từ từ vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng dầu ăn không tan trong cồn nhưng cồn tan rất nhiều trong nước.
Tiến hành Thí nghiệm 2, quan sát hiện tượng ở hai ống nghiệm (1) và (2). Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở Bước 2.
Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa xanh lam nhạt (Cu(OH)2)
PTHH: CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2↓(xanh) + Na2SO4 (PTHH ở bước 2)
- Khi cho gylycerol vào ống 1: Kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam của muối copper(II) glycerate
PTHH: 2 C3H5(OH)3 + Cu(OH)2→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2 H2O
- Khi cho ethanol vào ống 2: không có hiện tượng, kết tủa không tan.
Hiện tượng
-Khi cho vào hai ống nghiệm dung dịch CuSO4 thì sẽ xuất hiện kết tủa màu xanh lam
-Khi cho vào ống 1 glyxerol thì sẽ làm cho kết tủa tan dần tạo dần thành dung dịch màu xanh lam
-Khi cho etanol vào ống 2 thì kết tủa sẽ ko tan
PTHH:
\(CuSO_4+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)
Trình bày thí nghiệm những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:Chuẩn bị,tiến hành thí nghiệm,hiện tượng,quan sát thí nghiệm và kết luận
Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm , cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H35)
- Sau 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng
STT | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô | 0 |
Cốc 2 | 10 hạt đỗ đen ngâm nước | 0 |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen trên bông ẩm | 10 |
+ Hạt đỗ ở cốc 3 nảy mầm.
+ Hạt đỗ ở cốc 1 không nảy mầm vì thiếu nước, hạt đỗ ở cốc 2 không nảy mầm vì thiếu khí oxi.
+ Điều kiện cho sự nảy mầm của hạt là nước và khí oxi.
Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm.
1. So sánh các kết quả hợp lực thu được bằng lí thuyết và bằng thí nghiệm, rút ra kết luận.
2. Em có thể đề xuất một phương án thí nghiệm khác để tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy.
1.
Các em tự thực hiện thí nghiệm
So sánh kết quả: giữa lí thuyết và thí nghiệm cho ra kết quả gần như nhau
2.
Bố trí thí nghiệm như hình vẽ:
Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm:
1. So sánh các kết quả hợp lực tổng hợp thu được bằng tính toán và bằng thí nghiệm, rút ra kết luận.
2. Em có thể đề xuất phương án thí nghiệm khác để tiến hành thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
1.
Từ việc thực hiện thí nghiệm, ta thấy rằng kết quả bằng tính toán và bằng thí nghiệm gần bằng nhau.
2.
Đề xuất phương án thí nghiệm:
Dụng cụ:
+ Bảng
+ Hai ròng rọc động
+ Sợi dây chỉ
+ Các quả cân
Tiến hành thí nghiệm:
Móc các quả cân vào sợi dây và treo qua ròng rọc như hình vẽ
Ta sẽ tính được hai lực thành phần ở hai bên và lực ở giữa, từ đó rút ra được kết luận.
Câu 3: (2,0 điểm)
Để tiến hành thí nghiệm tác dụng của kim loại nhôm với oxi và kim loại sắt với lưu huỳnh. Em hãy cho biết:
a/ Cách tiến hành thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra.
b/ Viết phương trình hoá học và rút ra kết luận.
a) (-) Nhôm và oxi Lấy bột nhôm bỏ vào 1 miếng bìa cứng . Khum tờ giấy chứa bột nhôm , rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn .
Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.
(-) Sắt và lưa huỳnh Trộn bột sắt và bột lưa huỳnh rồi cho vào ống nghiệm ,Hơ ống nghiệm trên đèn cồn .
Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).
Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.
b) PTHH : 4Al + 3O2 → Al2O3→ Trong PƯHH nhôm đóng vai trò là chất khử.
PTHH : Fe + S → → FeS Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.
a)
(+) Nhôm và oxi
Lấy bột nhôm bỏ vào 1 miếng bìa cứng . Khum tờ giấy chứa bột nhôm , rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn .
(+) Sắt và lưa huỳnh
Trộn bột sắt và bột lưa huỳnh rồi cho vào ống nghiệm ,Hơ ống nghiệm trên đèn cồn .
b)
PTHH :
4Al + 3O2 \(\rightarrow\) 2Al2O3
PTHH :
Fe + S \(\rightarrow\) FeS
P/s : Em ms lp 8 nên ko bt đúng hay sai
Rót khoảng 2 mL nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Tiếp theo thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng.
- Ta có phương trình: 2H2O2 → 2H2O + O2↑
=> Dung dịch H2O2 3% ở điều kiện thường phân hủy chậm và có khí không màu thoát ra, khí đó là Oxygen
- Khi có chất xúc tác, khí thoát ra nhiều hơn
=> Chất xúc tác MnO2 làm tăng tốc độ phân hủy H2O2
Tiến hành thí nghiệm như hình bên.
Kết thúc thí nghiệm hiện tượng xảy ra là
A. Có hiện tượng chất lỏng phân lớp
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu
C. Dung dịch đổi màu thành vàng nâu
D. Phenol tách ra làm vẩn đục dung dịch
Vì CO2 + H2O → H2CO3 là axit mạnh hơn axit phenic C6H5OH nên:
CO2 + H2O + C6H5Ona → C6H5OH + NaHCO3
Phenol tạo ra không tan, làm vẩn đục dung dịch
Đáp án D
Tiến hành Thí nghiệm 3, nêu hiện tượng quan sát được và giải thích kết quả thí nghiệm.
Tham khảo:
- Hiện tượng: Nước bromine mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
- Giải thích: Phenol phản ứng bromine, làm nước bromine mất màu, tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromophenol.
Hiện tượng:
-Nước brom mất màu
-Xuất hiện kết tủa trắng
Giải thích: Khi phenol phản ứng với brom thì sẽ làm mất màu nước brom và sẽ tạo ra kết tủa trắng 2,4,6-tribromophenol
Tiến hành Thí nghiệm 1, quan sát khả năng hoàn tan của phenol trong nước. Nêu hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm.
Tham khảo:
- Phenol ít tan trong nước lạnh.
- Hiện tượng: Dung dịch ở dạng huyền phù, màu trắng đục tan thành dung dịch trong suốt.
- Giải thích: Phenol phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo thành dung dịch muối tan trong suốt sodium phenolate (C6H5ONa).
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Hiện tượng: Dung dịch ở dạng huyền phù, màu trắng đục tan thành dung dịch trong suốt
Giải thích: Phenol khi tác dụng với NaOH sẽ cho ra dung dịch muối tan trong suốt là C6H5ONa