Dựa vào thông tin và hình 3.1, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Bắc - Nam.
Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
Tham khảo
* Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.
* Chứng minh:
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc):khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào nam):khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
- Khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:
+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.
+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao:ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu là: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:(miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:(từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C.
- Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn có sự phân hóa theo mùa:
+ Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam.
+ Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
Dựa vào thông tin và hình 1, 2 trong mục 1, hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ.
Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):
- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta từ bắc vào nam và từ tây sang đông. Lấy ví dụ cụ thể.
Tham khảo:
♦ Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:
- Miền khí hậu phía bắc:
+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía nam:
+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.
- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.
♦ Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.
- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.
♦ Ví dụ:
- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.
- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.
Tham khảo
* Sự phân hóa khí hậu từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: Từ bắc xuống nam, khí hậu nước ta được chia làm 2 miền:
- Miền khí hậu phía bắc:
+ Ở phía bắc dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20℃. Mùa đông lạnh; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía nam:
+ Ở phía nam dãy Bạch Mã;
+ Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃. Lượng mưa có sự phân hóa giữa mùa mưa và mừa khô.
- Riêng khu vực ven biển miền Trung từ 11oB - 18oB mùa mưa lệch sang mùa thu đông.
* Sự phân hóa khí hậu từ đông sang tây
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình và hoạt động các khối khí.
- Biểu hiện: Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng miền và thềm lục địa: vùng đồng bằng ven biển và đồi núi.
* Ví dụ:
- Theo chiều bắc nam: Khí hậu miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nóng quanh năm.
- Theo chiều đông tây: Khu vực đông bắc do ảnh hưởng địa hình và hướng gió nên có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn khu vực tây bắc.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 4, hãy trình bày sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
Sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ:
– Đới lạnh:
+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.
+ Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực,… và một số loài chim.
– Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.
+ Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển.
+ Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú.
+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên.
+ Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài.
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy:
1. Trình bày sự phân hoá khí hậu ở trạm khí tượng Lào Cai, Sa Pa. Từ đó nêu sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
2. Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.
Tham khảo
1.
* Trạm Lào Cai
- Về nhiệt độ:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.
- Về lượng mưa:
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).
+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.
* Trạm Sa Pa
- Về nhiệt độ:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).
+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.
- Về lượng mưa:
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).
+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
2.
* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:
- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;
+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.
- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.
- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.
- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.
* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
tham khảo:
* Trạm Lào Cai
- Về nhiệt độ:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.
- Về lượng mưa:
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).
+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.
* Trạm Sa Pa
- Về nhiệt độ:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).
+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.
- Về lượng mưa:
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).
+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).
+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây.
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40 - 60⁰B.
+ Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.
+ Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.
- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.
+ Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
+ Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.
- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
Đọc thông tin, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo độ cao địa hình. Lấy ví dụ cụ thể.
Tham khảo:
- Theo độ cao địa hình, khí hậu phân hóa thành các đai khí hậu:
+ Đai nhiệt đới gió mùa: Từ 0 m đến 600 - 700 m ở miền Bắc và 0 m đến 900 - 1000m ở miền nam. Khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm.
+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: Ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: độ cao trên 2600m; nhiệt độ: <15℃, nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
- Ví dụ: ở Sapa khi nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện tuyết rơi trên đỉnh Fan-xi-păng.
THAM KHẢO
* Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.
- Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ) làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.
- Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.
- Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi nước ta.
HƯỚNG DẪN
a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi nước ta
- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:
+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.
+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.
Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các đới thiên nhiên ở châu Âu.
- Cho biết thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa như thế nào?
- Các đới thiên nhiên ở châu Âu (3 đới):
+ Đới khí hậu cực và cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
- Thiên nhiên ở đới ôn hòa của châu Âu có sự phân hóa đa dạng:
+ Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng với thực vật chủ yếu là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gỗ kiến, gà rừng,…
+ Khu vực lục địa phía đông:
Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam (rừng lá kim nghèo thành phần loài chuyển dần sang rừng hỗn giao, thảo nguyên rừng); động vật có nai sừng tấm, gấu,…
Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế, động vật có sơn dương, chó sói, đại bàng,…
Ven biển Ca-xpi xuất hiện bán hoang mạc.
+ Phía nam châu lục: rừng lá cứng địa trung hải phát triển (sồi thường xanh, cây bụi); động vật có cầy đốm, khỉ mặt đỏ,…