Chia sẻ về tên em đặt ở bài tập 2.
Hoạt động 1: Chia sẻ việc sắp xếp các học tập gọn gàng, ngăn nắp.
- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em.
Gợi ý:
+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập.
VD: Đồ dùng học tập được đặt trong một chiếc hộp lớn, được chia ngăn. Sách vở để trong tủ sách, chia thành từng ngăn ứng với từng loại sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, tác phẩm đọc thêm,...
+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình.
VD: Góc học tập chính là một trong những nơi em dành nhiều thời gian nhất. Bởi vì góc học tập của em được sắp xếp hợp lí, dựa trên sở thích của mình nên em có thể dễ dàng, thuận tiện và có hứng thú học tập.
+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?
VD: Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn được đổi hướng của bàn học tới gần cửa sổ. Vì như vậy vừa có thể hưởng được ánh sáng tự nhiên, vừa có thể hưởng gió, nếu mỏi mắt nhìn ra cây xanh.
- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 2: Thiết kế góc học tập.
- Tham khảo một số cách sắp xếp góc học tập trong các hình sau để đưa ra ý kiến ý tưởng thiết kế góc học tập gọn gàng, ngăn nắp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
VD:
Hình 1 | Hình 2 |
- Dùng ánh sáng đèn bàn, ánh sáng nhân tạo. - Sách vở được đặt ở trên giá sách tầng cao, dụng cụ học tập để ở tầng dưới, có ngăn kéo đựng đồ. - Bàn học hướng vào tường. | - Dùng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. - Sách vở và dụng cụ học tập xếp trên bàn, ở một góc bàn. - Bàn học hướng ra cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào. |
- Trình bày ý tưởng thiết kế trong nhóm.
Một số học sinh trình bày ý tưởng thiết kế góc học tập trước lớp.
VD: Đầu tiên, một góc học tập hợp lí phải có bộ bàn ghế và đèn bàn học phù hợp với chiều cao và hợp với tiêu chuẩn chung để không khiến học sinh bị gù lưng hay hỏng mắt. Tiếp theo, phần giá sách có thể gắn liền với bàn học (nếu có quá nhiều sách có thể bố trí thêm một giá sách nhỏ bên cạnh bàn học). Các cuốn sách nên được sắp xếp hợp li sao cho dễ tìm (ví dụ: để riêng các cuốn sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo,...). Bên cạnh đó, các dụng cụ học tập cũng nên được để ngăn nắp trong một cái hộp lớn trên bàn hoặc hộc tủ sao cho tiện sử dụng. Cuối cùng, những vật trang trí không nên để quá nhiều để tránh tạo sự rối mắt, phân tâm khi học tập.
- Chia sẻ nhận thức và cảm xúc sau hoạt động.
VD: Sau hoạt động, em có ý thức trong việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
Hãy hành động
Quan sát học tập của mình, vận dụng những điều em đã học được để:
- Chúng ta những chỗ còn cho gọn gàng, ngăn nắp ở góc học tập.
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho việc học tập của em ở nhà.
Bạn nào để sách vở gọn gàng ngăn nắp trong phòng hok của mik thì bình luận hay trả lời câu hỏi cho mik bt nha!
Còn bn nào để sách vở ko gọn gàng mà để lộn xộn khắp nơi thì hãy thu dọn ngay ngắn luôn đi nha!
Thanks.
Mik luôn luôn để sách vở gọn gàng và ngăn nắp ko bao giờ để sách vở lộn xộn. Phòng của mik rất sạch sẽ.
Bài tập 8: Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự cảm thông, chia sẻ.
Em tham khảo nhé:
Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều.
Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ.
Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương.
- Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:
- Nêu tên một số nghề hiện có ở địa phương em.
1. Trồng lúa.
2. Chăn nuôi gia súc (lợn)
3. Trồng cây ăn quả
4. Thợ hàn
5. Thợ xây
6. Thợ may
7. Làm muối
8. Nghề đan
- Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.
Chia sẻ về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em (Tên hoạt động, sản phẩm, ích lợi,...)
Một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác và ích lợi của các hoạt động đó mà em biết:
- Trồng thanh long, dưa hấu để cung cấp các hoa quả đầy đủ chất dinh dưỡng cho con người.
- Nuôi bò để lấy sữa và lấy thịt cung cấp cho con người.
- Trồng mía để cung cấp đường và thực phẩm cho con người.
- Nuôi trâu để cung cấp sức kéo và thịt.
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 16, (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây bóng mát.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em.
Gợi ý:
+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập
+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình
+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
- Em sẽ xếp sách vở gọn gàng, sách giáo khoa riêng, vở trên lớp riêng và sách vở học thêm, bổ trợ riêng. Để khi tìm sách vở học bài em không mất thời gian.
- Em thấy góc học tập của mình rất sạch sẽ, khoa học
- Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp em muốn có thêm một chiếc giá sách nhiều ngăn để em phân loại được nhiều sách hơn và gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Trao đổi với các bạn cách sắp xếp góc học tập.
- Sách vở xếp ngăn nắp.
- Bút để vào hộp.
- Bàn học lau sạch sẽ.
Thực hành quan sát cây ở trường em.
- Chia sẻ với bạn về tên, ích lợi, các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây.
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cây.
Lợi ích của chăm sóc và bảo vệ cây: Có bóng mát, làm đẹp khuôn viên, có thể tạo ra oxi điều hoà không khí, là nơi ở của nhiều động vật nhỏ,...
Bên ngoài cây thường có các bộ phận: Lá, thân, hoa, quả, một số có chồi,...
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc
Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ... Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm can đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tựu chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như hát ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, ...và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ,...
➤ Dạo này có rất nhiều bài tập về Câu hỏi đuôi được đăng lên diễn đàn hỏi đáp.
❓ Các em biết điều gì về Câu hỏi đuôi (Tag Questions)❓
♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫
➜ Hãy chia sẻ những hiểu biết của mình và đặt 3 ví dụ về Câu hỏi đuôi. Những chiếc tick xinh xinh vẫn luôn chờ các em đón nhận!
Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh (tag question) là một câu hỏi ngắn được đặt ở cuối câu. ... Khi người nói không chắc chắn về tính đúng sai của một mệnh đề nào đó, câu hỏi đuôi được sử dụng để kiểm chứng cho mệnh đề được đưa ra
EX: We are not late, are we?
She is from Viet Nam, isn't she?
You have studied English for 8 years, haven't you?
+ Câu hỏi đuôi là một cấu trúc đặc biệt trong tiếng Anh, bao gồm một mệnh đề đi kèm với một câu hỏi ngắn ở sau, được ngăn cách bởi dấu phẩy
+ Chúng ta dùng câu hỏi đuôi để xác nhận lại thông tin là đúng hay sai
+ Câu hỏi đuôi bao gồm 2 phần: Phần mệnh đề trước dấu phẩy, hay còn gọi là phần mệnh đề chính, có thể ở cả 2 thể khẳng định và phủ định. Bằng việc thêm một cái “đuôi” nghi vấn vào sau mệnh đề đó ta có thêm câu hỏi đuôi
Ví dụ:
This pucture is beautiful, isn't it?
Your favorite food is noodles, isn't it?
You are students, aren't you?
Em mới học cái này ak
Định nghĩa : là dạng câu hỏi ngắn thường được đặt ở cuối câu , bao giờ cũng gồm 1 trợ động từ tương ứng vs thì ( did, do does, could, can , had,..) và một số đại từ nhân xưng tương ứng vs chủ ngữ câu ( i , we, you, they, he , she, it )
còn một số cái nữa nhưng mà nó dài quá e ngại chép
VD
I am smart, arenot I ?
Close door will you
Every thing is alright , isnot it ?
Chia sẻ về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương em theo gợi ý (Tên hoặt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương, sản phẩm, ích lợi).
Hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương | Sản phẩm | Ích lợi |
1. Dệt may | Vải, quần áo,… | Phục vụ nhu cầu may mặc và sinh hoạt của người dân. |
2. Làm nón | Nón lá | Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. |
3. Làm gốm | Bát, chén, bình hoa,… | Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. |