Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 9 2023 lúc 23:03

Tham khảo!

Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.

Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.

Bình luận (0)
Anh Thư
Xem chi tiết

D. Giúp người đọc, người nghe hình dung tất cả đặc điểm, tính chất của sự vật, con người, phong cảnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Girl _ lạnh _ = ))
5 tháng 4 2020 lúc 8:18

 - D 

hok tốt

k và kb nếu có thể 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thành trung
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
22 tháng 1 2021 lúc 18:56

Tham khảo:

 Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc.

Bình luận (0)
minh nguyet
22 tháng 1 2021 lúc 22:46

Tham khảo:

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 9:14

Tham khảo!

 

-Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác 

-Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

Bình luận (0)
Tiến Dũng Lê
Xem chi tiết
le uyen
23 tháng 10 2021 lúc 9:48

Tham Khảo

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học đặc biệt và là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Trong các sáng tác của bà, bài thơ em yêu thích nhất và ấn tượng nhất là bài thơ "Bánh trôi nước". Câu thơ đầu là hình ảnh của chiếc bánh trôi nước dưới con mắt của thi nhân. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" Chiếc bánh trôi nước được miêu tả ưa hai nét ngắn gọn mà cụ thể "trắng, tròn". Nó diễn tả được hình dáng đầy đặn và màu sắc đẹp đẽ của chiếc bánh trôi. Cụm từ "thân em" mở đầu khiến bài thơ có mô típ giống như ca dao than thân của văn học dân gian. Từ đó mà gợi nhắc ta về lớp nghĩa sâu xa của cái thơ đầu. Nó phải chăng còn là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ đương thời. Trong văn học trung đại xưa thường tránh đề cập đến sắc nhưng tác giả đã không ngần ngại mà miêu tả sắc đẹp tròn đầy, khỏe mạnh của người phụ nữ với một thái độ trân trọng ngợi ca hết mực. Đó là sự nhân đạo của Hồ Xuân Hương. Nhưng sắc đẹp vẫn không thể thay đổi vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ sinh ra đã là người mang thân phận nhỏ bé, phụ thuộc. "Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" cùng phép đăng đối hài hòa của hai câu thơ đã góp phần khắc họa nỗi vất vả, chìm nổi lênh đênh của số phận người con gái. Họ bị cuộc đời dày vò vùi dập, thậm chí ngay cả cuộc đời mình "rắn" hay "nát" thì vẫn phải dựa vào người khác. Chiếc bánh trôi kia cũng phải trải qua bao nhiêu đau đớn, chịu bao gian truân khổ ải thì cũng là cuộc đời của người phụ nữ. Họ luôn bị phụ thuộc, không có quyền gì đối với cuộc đời của mình. Qua đó, tác giả bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, tước quyền làm người của những người phụ nữ. Nhưng mặc dù bị vùi dập bị bẻ nát thì trong tâm hồn họ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ đẹp. "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" Tấm lòng son ở đây là tấm lòng trong sáng và đẹp đẽ. Dù hoàn cảnh có khắc nghiệt, tàn nhẫn đến mức nào đi chăng nữa tâm hồn người phụ nữ vẫn luôn được giữ gìn và làm phát triển hơn. Người phụ nữ đẹp cả về cốt cách lẫn bên ngoài, từ đó khẳng định phụ nữ là vẻ đẹp của tạo hóa và họ là những người vẫn đáng thương vừa đáng ngưỡng mộ, ngợi ca. Từ đó, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm tự hào phái nữ và lên tiếng đòi quyền tự chủ cho những người phụ nữ. Bài thơ ngắn gọn cô đọng hàm súc lời ít ý nhiều nhưng lại mở ra một bức tranh toàn vẹn về vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua đó ta thêm hiểu hơn và trân trọng tài năng, tâm huyết của thi nhân dành cho người phụ nữ.

Bình luận (1)
Vũ Đức Lương
6 tháng 12 2021 lúc 14:17

đoán xem

Bình luận (1)
Gia Khang
Xem chi tiết
Vũ Minh Phương
3 tháng 4 2022 lúc 20:41

Tham khảo:

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang".
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.

-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.

=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

Bình luận (0)
༺ɦắ¢ тυүếт ℓệ༻
Xem chi tiết
Thư Hoàng
11 tháng 9 2018 lúc 19:13

Bài này lấy từ nguồn google, bạn tham khảo nhé.

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
11 tháng 9 2018 lúc 19:14
Những bài Bài Thơ Ca Ngợi Đất Nước Việt Nam Số 1: Việt Nam Quê Hương Ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

Bình luận (0)
35.Trương Anh Tuấn
Xem chi tiết
ngô lê vũ
3 tháng 1 2022 lúc 22:31

Việt Nam đất nước ta ơi
mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
cánh cò bay lả rập rờn
mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Bình luận (2)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:40

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em liên tưởng về một đất nước Việt Nam nghèo khó, phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn nhưng con người vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, quan tâm lẫn nhau.

Bình luận (0)