Qua đèo ngang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Minh Quang
Xem chi tiết
Bùi Quang Minh
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
28 tháng 9 2021 lúc 7:57

Tham khỏa:

Với 4 câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: " Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Bằng những hình ảnh" cỏ cây, đá, lá, hoa" và điệp từ "chen", bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa... um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ. Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: " Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà". Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là " vài chú"tiều đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút nặng vào không gian. " Chợ" vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có " mấy nhà" lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của Cảnh đèo ngang. Cách đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tặng nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.

PHÙNG QUỲNH Chi
Xem chi tiết
Ngọc Hân Nguyễn trần
20 tháng 12 2021 lúc 20:39

+Hình ảnh đối lập ; trời , non , nước ~ta với ta ; nhấn mạnh nổi cô đơn , lẻ loi

~ diễn tả tâm trạng cô đơn , lẻ loi một mình giữa thiên nhiên bao la , rộng lớn

+Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.

PHÙNG QUỲNH Chi
16 tháng 4 2022 lúc 16:20

@Ngọc Hân Nguyễn trần 

c trl lúc t đc chấm xong và có điểm luôn rồi ạ =)

Quang Bùi Minh
Xem chi tiết
nthv_.
7 tháng 10 2021 lúc 20:48

Tham khảo:

- Bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

- Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.

Koro-sensei
7 tháng 10 2021 lúc 20:48

 Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. 

26 Đào Thị Ngọc Khánh Đà...
Xem chi tiết
26 Đào Thị Ngọc Khánh Đà...
8 tháng 10 2021 lúc 19:51

giúp mình với minh mới tham gia nhóm

minh nguyet
8 tháng 10 2021 lúc 19:52

Em tham khảo:

Trong mùa hè năm nay em được gia đình cho đi nghỉ mát tại Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng, một mảnh đất vốn được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, thành phố mộng mơ. Đà Lạt có thời tiết vô cùng mát mẻ, cảnh đẹp ở đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới.

Em đã có nhiều thời gian đi thăm thú, khám phá những khu di tích địa danh thú vị của mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố cao nguyên, bởi xung quanh nó được bao bọc bởi rất nhiều ngọn núi hùng vĩ, trùng đẹp. Đến Đà Lạt chúng ta được ngắm nhìn rất nhiều đồi thông, với những những con đường cong queo, ngoằn ngoèo, hiểm trở nhưng vô cùng thú vị, bởi vẻ đẹp hùng vĩ hoang sơ của nó.

Đến Đà Lạt chúng ta không thể không đi thăm Thung lũng tình yêu nơi có rất nhiều loài hoa đẹp, có những cánh bướm lung linh sắc màu, nơi có cây tình yêu quanh năm đỏ màu bởi những sợi chỉ hồng buộc quanh nó. Tương truyền rằng Thung lũng tình yêu là nơi dành cho các cặp đôi khi yêu nhau cùng nhau thề nguyền tại đây sẽ gắn bó trọn đời trọn kiếp.

 

Nơi có Hồ Than Thở biểu tượng cho những đôi trai gái yêu nhau nhưng không tới được với nhau bởi sự ngăn cản của hai bên gia đình đã cùng nhau gieo mình xuống sông tìm tới cái chết để được bên nhau trọn đời.

Thiền Viện Trúc lâm nơi có cấu trúc phật giáo độc đáo nằm trên một ngọn núi cao nơi có nhiều cảnh đẹp như tiên cảnh nơi hạ giới. Khi bước vào thiền viện Trúc Lâm tất cả mọi du khách đều vô cùng trang nghiêm thể hiện sự thành kính của mình vì cửa phật là chốn thiêng liêng, mọi người đều tỏ rõ sự thành kính của mình đối với đức phật từ bi.

Trong điện thờ có tượng Phật Thích Ca cầm bông hoa sen thể hiện cho sự uy nghi thoát tục, thể hiện cho đấng tối cao linh thiêng. Hoa sen là loài hoa thể hiện có sự cao quý “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” do vậy nó thường được gắn liền với đạo Phật. Một người thoát tục, thoát khỏi sự tham sân si…

Trong khuôn viên của Thiền viện ta thấy có những ngôi chùa nhỏ là chỗ dành cho các tăng ni phật tử tụng kinh niệm phật, là nơi để khách thập phương ghé thăm chùa có thể nghỉ chân.

Điều vô cùng đặc biệt là các loại hoa ở Thiền viện Trúc Lâm quanh năm nở hoa, khoe sắc. Những bông hoa Tú cầu to vô cùng nở rộ rực rỡ những khóm hoa cúc, hoa hoa hồng lúc nào cũng lung linh, rực rỡ khoe sắc tỏa hương quanh khuôn viên làm cho khung cảnh của Thiền viện Trúc Lâm vô cùng tươi đẹp, đắm say lòng người. Du khách tới đây như lạc chân vào chốn thần tiên không muốn quay về.

Thành phố Đà Lạt còn có đỉnh Langbiang nơi có hai ngọn núi Bà cao 2.116m và núi Ông cao 2.124m

Ở độ cao này nhìn từ xa ta có thể thấy toàn bộ cảnh của thành phố Đà Lạt mờ mờ, hư ảo trong màn sương trắng phủ vô cùng lung linh, tươi đẹp.

Ở thành phố này còn có rất nhiều địa danh thú vị khác nữa nhưng em chưa có dịp được đi hết nên em rất mong muốn một lần nữa được quay lại thành phố mộng mơ này để khám phá thêm về nó.

Tham khảo

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

 

Nguyễn Huy Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Thịnh
9 tháng 10 2021 lúc 10:58

Ai giúp tôi với

 

khangnguyeenx
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Lâm
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 15:22

Em tham khảo:

1. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

2. Em tham khảo các ý này nhé:

Tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác

Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.

Gia gia: vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là là. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.

Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa  là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc.