Trong hai câu thơ luận tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Biện pháp đó có tác dụng gì?
Trong hai câu thơ luận tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Biện pháp đó có tác dụng gì?
Em tham khảo:
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Sưu tầm thông tin về lai lịch và tài năng của tác giả. bà huyện thanh quan
yêu các bạn nha
Em tham khảo ở đây:
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan - Cuộc đời và sự nghiệp Bà Huyện Thanh Quan
C1. Tác giả đến Đèo Ngang vào thời điểm nào?
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người.
- Cảnh vật trước tiên được tác giả cảm nhận bằng các giác quan nào? Ở đâu?
- Hình ảnh tác giả quan sát thấy đầu tiên là gì? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Nghệ thuật đó giúp em cảm nhận khái quát cảnh Đèo Ngang như thế nào?
C2. Tiếp tục, tác giả còn quan sát thấy những cảnh gì ở lưng Đèo?
- Các từ lom khom, lác đác gợi tả điều gì? Vị trí của những từ đó có gì đặc biệt trong tứng câu thơ? Tác dụng.
- Qua những câu thơ trên, em nêu cảm nhận chung về cảnh Đèo Ngang?
C3. Hai câu luận được miêu tả có điều gì khác với những câu thơ trước? Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ này là hình ảnh nào?
- Hình ảnh chim cuốc và chim đa đa gợi tả điều gì? Cách tả này của tác giả gợi ra cảm nhận gì trong cảm nhận của người đọc?
C4. Qua bức tranh Đèo Ngang, em cảm nhận được tâm trạng tác giả như thế nào?
- Tâm trạng đó được thể hiện qua việc mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình, chi tiết nào nói lên điều đó?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả tình?
- Cụm từ ta với ta chỉ một người hay nhiều người?
- Từ những điều đã biết ở trên em hãy cho biết đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình?
Viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) về cảnh vật và con người nơi Đèo Ngang
Em tham khảo:
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Bài thơ “Qua đèo Ngang” đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 2. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã được vận dụng như thế nào qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”?
3. Nội dung của bài thơ " Qua Đèo Ngang" là gì?
A. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
B. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
C. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. Câu thơ" Lom khom dưới núi, tiều vài chú" ( Qua Đèo Ngang) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Phép đối C. Đảo ngữ D. Ẩn dụ
3. Nội dung của bài thơ " Qua Đèo Ngang" là gì?
A. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
B. Miêu tả cảnh tượng Đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
C. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
D. Cả A, B, C đều đúng.
4. Câu thơ" Lom khom dưới núi, tiều vài chú" ( Qua Đèo Ngang) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Phép đối C. Đảo ngữ D. Ẩn dụ
5. Hai câu thơ " Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, / Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia." trong bài "Qua Đèo Ngang" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Phép đối C. Ẩn dụ D. Đảo ngữ
6. Cụm từ " ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang" thể hiện ý nghĩa gì?
A. Nỗi nhớ nhà của tác giả lúc chiều tà. B. Nỗi cô đơn của tác giả.
C. Nỗi ngậm ngùi trước khung cảnh hoang sơ. D. Nỗi buồn trước thiên nhiên vắng lặng.
5. Hai câu thơ " Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, / Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia." trong bài "Qua Đèo Ngang" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Phép đối C. Ẩn dụ D. Đảo ngữ
6. Cụm từ " ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang" thể hiện ý nghĩa gì?
A. Nỗi nhớ nhà của tác giả lúc chiều tà. B. Nỗi cô đơn của tác giả.
C. Nỗi ngậm ngùi trước khung cảnh hoang sơ. D. Nỗi buồn trước thiên nhiên vắng lặng.
8. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ ghép?
A. May mắn, dễ dàng B. Phố phường, bờ bến C. Trong trắng, vắng lặng D. Mong muốn, đền đáp
9. Câu thơ nào sau đây có sử dụng yếu tố tự sự?
A. Tranh bay sang sông rải khắp bờ. B. Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức.
C. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc. D. Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian
8. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào không phải từ ghép?
A. May mắn, dễ dàng B. Phố phường, bờ bến C. Trong trắng, vắng lặng D. Mong muốn, đền đáp
9. Câu thơ nào sau đây có sử dụng yếu tố tự sự?
A. Tranh bay sang sông rải khắp bờ. B. Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức.
C. Trời thu mịt mịt đêm đen đặc. D. Ước gì nhà rộng muôn ngàn gian
Phân tích tâm trạng của bà huyện thanh quang qua bài qua đèo ngang.<Không copy mạng>
Giúp mik làm bài này ạ. Mik cảm ơn!
khái quát nội dung 4 câu thơ đầu bài qua đèo ngang
_ Khái quát nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang là: cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng con hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.