Qua đèo ngang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mình Châu Nguyễn

Viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) về cảnh vật và con người nơi Đèo Ngang

minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 9:14

Em tham khảo:

     “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

Đan Khánh
21 tháng 10 2021 lúc 9:14

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Bài thơ “Qua đèo Ngang” đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.


Các câu hỏi tương tự
Lê Vũ Anh Khôi
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Phương Nàk
Xem chi tiết
Nguyễn Châm
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Vi
Xem chi tiết
vũ việt anh trần
Xem chi tiết
thieu muoi =)))
Xem chi tiết
Phạm Thuỳ Chi
Xem chi tiết
Vũ Khôi Nguyên
Xem chi tiết