Thảo luận về cách thương thuyết.
- Chỉ ra cách thương thuyết trong ví dụ dưới đây.
- Thảo luận về cách thương thuyết hiệu quả.
Tham khảo
- Tìm hiểu mong muốn của đối tượng thương thuyết
- Đưa ra đề xuất của bản thân
- Thuyết phục đối tác
- Đề nghị sự đồng thuận, cam kết.
Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
a) Chỉ ra cách thương thuyết của nhân vật trong tình huống sau:
Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:
Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham hia câu lạc bộ bóng đá của trường
Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.
Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ
Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành
Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?
Mẹ Hùng im lặng mỉn cười.
Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ
b) Trao đổi về cách thương thuyết
Gợi ý:
a) Bạn đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của việc tham gia Câu lạc bộ Bóng đá.
Việc tham gia Câu lạc bộ Bóng đá cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học của bạn Hùng
Và Hùng hứa vẫn sẽ chăm chỉ học hành.
b) Cách thương quyết có hiệu quả:
- Tự tin chia sẻ mong muốn, quan điểm của bản thân mình.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người.
- Đưa ra những lý lẽ dẫn chứng bảo vệ quan điểm.
- Nếu có mâu thuẫn tìm cách giải quyết hợp lí và có sự thống nhất 2 bên.
Nêu hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi (ví dụ: cách trình bày ý kiến, cách thuyết phục, tranh luận với bạn,...).
Hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi:
+ Phải tôn trọng ý kiến của những người trong nhóm.
+ Có thái độ cầu thị, tiếp thu và phản hồi mang tính xây dựng.
Nêu hai bài học kinh ngiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi (ví dụ: cách trình bày ý kiến, cách thuyết phục, tranh luận với bạn,...)
- Tranh luận với bạn:
+ Chú ý lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của bạn.
+ Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng và cần có cử chỉ, lời nói hợp lí, không nên gay gắt, khó chịu.
- Cách trình bày ý kiến:
+ Đưa ra những ý kiến có bằng chứng, lí lẽ thuyết phục.
+ Bảo vệ được ý kiến của mình trước sự phản bác của các thành viên khác trong nhóm, giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội.
Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện theo bảng mẫu sau:
STT | Các yếu tố | Đặc điểm |
1 | Chủ đề | Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. |
2 | Nhân vật | Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng. |
3 | Cốt truyện | Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục. |
4 | Lời kể | Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện. |
5 | Yếu tố kì ảo | Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ. |
Thảo luận cách thuyết phục người thân trong gia đình.
Gợi ý:
- Chọn thời điểm thuyết phục phù hợp.
- Đưa ra những phương án hợp lí.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục.
- Chọn thời điểm thích hợp:
+ Khi người thân có tâm trạng tốt, vui vẻ,...
+ Khi có thời gian rảnh như cuối tuần, sau khi ăn cơm tối xong,...
- Đưa ra phương án hợp lí:
+ Lời nói rõ ràng, rành mạch, logic,...
+ Lắng nghe ý kiến của người thân sau đó đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.
+ Kết hợp nhiều ngôn ngữ, cử (ánh mắt, nụ cười,..) để tạo hứng thú cho người thân
Thảo luận về cách tranh biện
- Xác định quan điểm cần bảo vệ.
- Tìm kiếm minh chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
- Tìm cách phản biện những lập luận của đối phương.
- Đưa ra kết luận.
Thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.
*Những cách xác định tính cách của bản thân:
- Lắng nghe những nhận xét của mọi người về mình.
- Căn cứ vào hành vi, thói quen, cách nói chuyện của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
- Làm một bài test về tính cách.
- Nói chuyện với chính mình qua gương.
Thảo luận về các cách từ chối.
Gợi ý: