Dựa vào thông tin nào trong Bảng 12.1 để chứng minh 4 chất đầu dãy đồng đẳng alkane đều ở thể khí?
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta. Lấy ví cụ thể.
Tham khảo
♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:
- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.
- Biến động lượng mưa:
+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.
+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:
+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.
+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.
+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.
+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.
♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.
Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?
Tham khảo
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
* Gió mùa đông:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Nguồn gốc:
+ Ở miền Bắc, do tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống;
+ Ở miền Nam, do hoạt động của gió Tín Phong Bắc bán cầu.
- Hướng gió: Đông Bắc
- Hệ quả:
+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa sau mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn);
+ Tạo mùa khô cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên; gây mưa cho khu vực Duyên hải miền Trung.
* Gió mùa hạ:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10
+ Nguồn gốc: do tác động của các khối khí nhiệt đới ẩm:
+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương;
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam.
- Hướng gió: Tây Nam (riêng miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng Đông Nam).
- Hệ quả:
+ Vào đầu mùa hạ: gió Tây Nam gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên; tạo nên hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ và Bắc Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn kéo dài trên cả nước.
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
- Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.2, hãy trình bày về tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.
Tham khảo:
- Tính chất ẩm được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.
+ Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1500 mm đến 2000 mm. Nhiều nơi do ảnh hưởng của địa hình đón gió ẩm, lượng mưa lên tới trên 3000 mm như: Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế); Trà My (tỉnh Quảng Nam),...
+ Cân bằng ẩm luôn dương.
+ Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.
Được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí: Lượng mưa rất lớn, cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí thì rất cao(thường trên 80%)
Dựa vào thông tin mục a, bảng 4.1, hãy trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
Tham khảo
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều cao trên 20 độ C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.
tham khảo:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện qua:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều cao trên 20 độ C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
+ Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/cm2/năm.Dựa vào thông tin mục b và bảng 4.2, hãy trình bày tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.
Tham khảo
- Nước ta có độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%.
- Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 - 2000 mm/năm.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.1, hãy trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
Tham khảo:
♦ Tính chất nhiệt đới của gió mùa Việt Nam được thể hiện qua: bức xạ mặt Trời, nhiệt độ và số giờ nắng.
- Bức xạ mặt trời:
+ Tổng bức xạ lên: 110 - 160 kcal/cm2 /năm.
+ Cán cân bức xạ: 75 kcal/cm2 /năm.
- Số giờ nắng: 1400 giờ /năm - 3000 giờ/năm.
- Nhiệt độ trung bình trên 20 ℃ (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.
THAM KHẢO
1. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM
- Tính chất nhiệt đới:
+ Nguồn nhiệt năng lớn: bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo nhiệt năng.
+ Số giờ nắng trong năm cao: đạt từ 1.400 – 3.000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao: vượt trên 21 độ C, tăng dần từ bắc vào nam.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió:
+ Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc.
+ Mùa hạ nóng, ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1.500 – 2.000 mm/năm.
+ Độ ẩm không khí cao: trên 80%.
2. TÍNH CHẤT ĐA DẠNG VÀ THẤT THƯỜNG
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thống nhất trên toàn quốc mà phân hóa đa dạng theo không gian và theo thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt:
+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
+ Khu vực Đông Trường Sơn gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn: có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
+ Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
+ Ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
- Ngoài sự phân hóa đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường, biến động mạnh:
+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…
+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
⟹Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.
Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Tham khảo!
Phân tích ảnh hưởng
- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.
- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.
- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.