So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.
Chuẩn bị
Các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.
Tiến hành
- Đặt khối kim loại lên mặt cát và đo độ lún của cát ở mỗi trường hợp sau:
+ Đặt một khối kim loại nằm ngang (hình 16.2a).
+ Đặt một khối kim loại thẳng đứng (hình 16.2b).
+ Đặt hai khối kim loại chồng lên nhau (hình 16.2c).
- So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:
+ Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm;
+ Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16.2a, c), tăng áp lực.
- Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm: độ lún trong hình 16.2b lớn hơn, vậy với cùng một áp lực, khi giảm diện tích bị ép sẽ làm tăng áp suất lên.
- Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16. a, c), tăng áp lực: độ lún trong hình 16.2c lớn hơn, vậy với cùng một diện tích bị ép, khi tăng áp lực sẽ làm tăng áp suất lên.
Hãy dựa vào thí nghiệm vẽ ở hình 7.4, cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) so với trường hợp (2) và của trường hợp (1) so với trường hợp (3).
Tìm các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các chỗ trống của bảng 7.1:
Bảng 7.1: Bảng so sánh
Áp lực (F) | Diện tích bị ép (S) | Độ lún (h) |
F2 ◻ F1 | S2 ◻ S1 | h2 ◻ h1 |
F3 ◻ F1 | S3 ◻ S1 | h3 ◻ h1 |
Ta có:
- Cùng diện tích bị ép như nhau, nếu độ lớn của áp lực càng lớn thì tác dụng nó cũng càng lớn.
- Cùng độ lớn của áp lực như nhau, nếu diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.
Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép và độ lớn của áp lực.
Điền dấu:
Áp lực (F) | Diện tích bị ép (S) | Độ lún (h) |
F2 > F1 | S2 = S1 | h2 > h1 |
F3 = F1 | S3 < S1 | h3 > h1 |
Hãy dựa vào thí nghiệm ở hình 7.4 cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào bằng cách so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của khối kim loại xuống bột hoặc cát mịn của trường hợp (1) với trường hợp (2), của trường hợp (1) với trường hợp (3).
Tìm các dấu “=”, “>”, “<” thích hợp cho các ô trống của bảng 7.1.
a. so sánh áp suất của nước tác dụng lên 3 điểm a, c và b ở hình vẽ bên.
b. cho điểm a cách mặt nước là 0,3m tính áp suất của nước tác dụng lên điểm a
c. Cho vật M có thể tích 200cm3 được nhúng chìm trong nước. Tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met do nước tác dụng vào vật.
d. Nếu vật M nổi trên mặt nước với thể tích phần nổi là 50cm3 thì khi đó lực đẩy Ac-si-met tác dụng vào vật là bao nhiêu?
a. Khi xuống càng sâu áp suất càng tăng \(=>B>C>A\)
b. \(p=dh=10000\cdot0,3=3000\left(Pa\right)\)
c. \(200cm^3=0,0002m^3\)
\(=>F_A=dV=10000\cdot0,0002=2N\)
d. \(50cm^3=5\cdot10^{-5}m^3\)
\(=>F'_A=dV'=10000\cdot\left(0,0002-5\cdot10^{-5}\right)=1,5N\)
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200 N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.
a) Áp lực :
\(\dfrac{200}{1.1}=200\left(N/m^2\right)\)
b) Áp lực :
\(\dfrac{200}{2.1}=100\left(N/m^2\right)\)
cho HCl loãng dư tác dụng với hợp kim nhôm và sắt thu được 12,32(l) khí ở đktc .Nếu hợp kim này tác dụng với dd FeSO4 dư thì khối lượng hợp kim tăng lên 19(g) .Tính %về khối lượng của kim loại có trong hợp kim
Một vật có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước 5cm x6cm x7cm. Lần lượt đặt 3 mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật đó là 0,84kg. Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong 3 trường hợp.
trọng lượng của vật đó là: 0,84.10=8,4N
vì vật đó được đặt trên mặt sàn nằm ngang nên F=P=8,4N
Đổi : 5cm=0,05m
6cm=0,06m
7cm=0,07m
vậy P1=8,4/0,05.0,06=2800Pa
P2=8,4/0,06.0,07=2000Pa
P3=8,4/0,05.0,07=2400Pa
Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với hợp kim Mg, Fe thu được 2,016 lít khí ở đktc. Nếu hợp kim này tác dụng với dung dịch FeSO4 dư thì khối lượng hợp kim tăng lên 1,68 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim
Bài 1: Một vật có khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước
5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy
tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp.
Áp lực cả 3 trường hợp đều như nhau nên:
\(F_1=F_2=F_3=P=10m=10.0,84=8,4\left(N\right)\)
TH1: Mặt tiếp xúc là \(5cm\times6cm\)
\(p_1=\dfrac{F}{S}=\dfrac{8,4}{0,05\left(m\right)\times0,06}=2800\left(\dfrac{N}{m^2}\right)\)
TH2: Mặp tiếp xúc là \(6cm\times7cm\)
\(p_2=\dfrac{F}{S}=\dfrac{8,4}{0,06\times0,07}=2000\left(\dfrac{N}{m^2}\right)\)
TH3: Mặt tiếp xúc là \(5cm\times7cm\)
\(p_3=\dfrac{F}{S}=\dfrac{8,4}{0,05\times0,07}=2400\left(\dfrac{N}{m^2}\right)\)
-->Áp lực do vật tác dụng lên mặt sàn đều như nhau nhưng áp suất trong cả 3 trường hợp đều khác nhau
Đổi \(840g= 0,84kg\)
Áp lực cả 3 trường hợp đều bằng trọng lượng của vật:
\(F_1 = F_2 = F_3 = P = 10.m = 0,84.10 = 8,4 N\)
Trường hợp `1`: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: `6cm x 7cm`
Áp suất trong trường hợp này là:
\(p_1=\dfrac{ F_1}{S_1}= \dfrac{P}{S_1}= \dfrac{8,4}{0,06}. 0,07= 2000 (Pa)\)
Trường hợp `2`: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: `7cm x 8cm`
Áp suất trong trường hợp này là:
\(P_2= \dfrac{F_2}{S_2}= \dfrac{P}{S_2}= \dfrac{8,4}{0,07}. 0,08= 1500 (Pa)\)
Trường hợp `3`: Mặt tiếp xúc với sàn là mặt có kích thước: `6cm x 8cm`
Áp suất trong trường hợp này là:
\(p_3=\dfrac{F_3}{S_3}= \dfrac{P}{S_3}=\dfrac{8,4}{0,06}. 0,08= 1750 (Pa)\)