4. Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
Trên cơ sở dàn ý bài viết đã lập ở câu 4, hãy chuẩn bị dàn ý cho bài nói và tập luyện cách trình bày.
Phương pháp giải:
- Chuẩn bị đề cương bài nói.
- Luyện tập cách trình bày bài nói sao cho mạch lạc.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Đề cương bài nói:
Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.
Tìm ý và sắp xếp ý:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.
- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.
* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả
Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.
Tìm ý và sắp xếp ý:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.
- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.
- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.
* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả
Trên cơ sở dàn ý bài viết đã lập ở câu 4, hãy chuẩn bị dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
- Hoàn cảnh nhân vật
- Tính cách nhân vật
+ Với quê hương
+ Với bà
+ Với Nga
- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Đánh giá, nhận xét về nhân vật
Bạn hãy chọn một đề tài trong mục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.
b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
Bài văn có bố cục ba phần:
- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tìm hiểu văn bản.
(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.
(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?
b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
• Kể câu chuyện bằng lời của mình.
• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.
• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
Mở bài: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Dẫn dắt vấn đề, câu nói “bếp lửa sưởi ấm một đời” vào, đưa ra nhận định
Thân bài
a. Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ
- Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu
- Gợi lên hình ảnh nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn mà hai bà cháu trải qua
- Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà
⇒ Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà
b. Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa
- Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống
- Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ
- Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng
c. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà
- Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết
Kết bài
Khẳng định bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt toàn bài. Bếp lửa là tình yêu thương, sự chăm sóc tần tảo của bà khiến cho người cháu dù xa vẫn nhớ thương về bà
Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn. D. Viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 5. Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn: “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?
A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Phụ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?
A. Chỉ trong văn nghị luận
B. Trong tất cả các lĩnh vực
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học
D. Chỉ trong đời sống hàng ngày
Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?
A. Phạm Văn Đồng. B. Phạm Duy Tốn. C. Hà Ánh Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 10: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món đơn giản.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Chủ ngữ.
Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..
Sắp xếp các bước nói và nghe kể lại một trải nghiệm của bản thân theo trình tự hợp lí?
1. Luyện tập và trình bày;
2. Tìm ý và lập ý;
3. Trao đổi và đánh giá;
4. Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian.
a.1-2-3-4
b.2-4-1-3
c.4-2-3-1
d.4-2-1-3
I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung: Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu: - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng: - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả.
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.
sông nước cà mau : miêu tả+ kể
vượt thác : tự sự+ miêu tả
buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả
Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm
Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình
Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.
Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc
1. Giải thích
- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công
=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống
2. Chứng minh
- Biểu hiện
+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình.
+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ.
+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình.
+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng.
+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.
+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường
=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương
+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.
Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...
- Vai trò
+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực
+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh
3. Bình luận
- Chúng ta cần:
+ Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình
+ Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi
+ Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội
- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan
- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.
4. Bài học cá nhân