Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hoá học: H2,O2,N2,CO2. Viết PTHH nếu có
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất khí sau CO2 , O2, H2, không khí. Viết PTHH (nếu có)
- Dẫn các khí qua dd Ca(OH)2 dư:
+ Kết tủa trắng: CO2
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3\(\downarrow\) + H2O
+ Không hiện tượng: O2, H2 (1)
- Dẫn khí ở (1) qua bột CuO nung nóng:
+ Không hiện tượng: O2
+ Chất rắn màu đen dần chuyển sang đỏ, có hơi nước xuất hiện: H2
CuO + H2 --to--> Cu + H2O
Dùng phương pháp hóa học để nhận biết 4 bình khí sau : O2, CO2, H2, N2. Viết PTHH nếu có
Dẫn các khí lần lượt vào bình đựng Ca(OH)2 :
- Kết tủa trắng : CO2
Cho tàn que đốm đỏ lần lượt vào 3 lọ khí còn lại :
- Bùng cháy : O2
- Tắt hẳn : N2
- Khí cháy màu xanh nhạt : H2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
Câu 1: Bằng phương pháp hoá học nhận biết 3 khí : CO2, CH4, C2H4. Viết các phương trình hoá học (nếu có).
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: Rượu etylic, axit axetic, nước cất. Viết PTHH (nếu có).
Câu 1:
- Dẫn từng khí qua dd Ca(OH)2
+ Dd vẩn đục: CO2
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4. (1)
- Dẫn khí nhóm (1) qua dd brom dư.
+ Dd nhạt màu dần: C2H4.
PT: \(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
Câu 2:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa hồng: CH3COOH.
+ Quỳ không đổi màu: C2H5OH, H2O. (1)
- Cho mẫu thử nhóm (1) pư với CuO dưới nhiệt độ thích hợp
+ Xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch: C2H5OH.
PT: \(C_2H_5OH+CuO\underrightarrow{t^o}CH_3CHO+Cu_{\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: H2O
- Dán nhãn.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các khí: O2, SO2, CO2, N2, H2, CO đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Dẫn qua dd Ca(OH)2 dư:
- Có kết tủa trắng -> CO2, SO2 (1)
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\\ Ca\left(OH\right)_2+SO_2\rightarrow CaSO_3+H_2O\)
- Ko hiện tượng -> N2, O2, H2, CO (2)
Dẫn (2) qua CuO nung nóng:
- Làm CuO màu đen chuyển sang Cu màu đỏ -> H2, CO (3)
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\\ CuO+CO\underrightarrow{t^o}Cu+CO_2\)
- Ko hiện tượng -> N2, O2 (4)
Cho (1) qua dd Br2 dư:
- Mất màu Br2 -> SO2
\(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow H_2SO_4+2HBr\)
- Ko hiện tượng -> CO2
Đem (3) đi đốt rồi dẫn qua dd Ca(OH)2:
- Có cháy, có kết tủa màu trắng -> CO
\(2CO+O_2\underrightarrow{t^o}2CO_2\)
- Có cháy, ko hiện tượng -> H2
\(2H_2+O_2\underrightarrow{t^o}2H_2O\)
Cho (4) thử tàn que đóm:
- Bùng cháy -> O2
- Ko hiện tượng -> N2
refer
- Lấy mỗi chất một ít ra làm mẫu thử
- Cho nước vôi trong vào các lọ, nếu lọ nào xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ lọ chứa CO2
CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O
-Cho dung dịch BaCl2 vào các lọ, nếu lọ nào xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ lọ chứa SO3
BaCl2 + H2O + SO3 --> BaSO4 + HCl
- Cho dung dịch Br2 vào các lọ, nếu lọ nào làm mất màu dung dịch Br2 chứng tỏ lọ chứa SO2
SO2 + Br2 +H2O --> HBr + H2SO4
- Cho que đóm đang cháy vào các bình còn lại
+ Nếu que đóm bùng cháy với ngọn lửa mạnh mẽ thì bình chứa khí O2
+ Nếu que đóm tắt thì bình đó chứa khí N2
+ Nếu que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh thì bình chứa khí H2
- Cho khí còn lại vào ống nghiệm chứa CuO. Nếu thấy bột CuO từ đen chuyển sang đỏ và có khí thoát ra thì bình đó chứa CO.
Câu 2. Hãy nhận biết các chất khí sau bằng phương pháp hoá học:
a. CO2, Cl2, HCl, H2. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
b. CO2, CH4, C2H4. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
- Trích một ít các chất làm mẫu thử
a)
- Cho các khí tác dụng với giấy quỳ tím ẩm:
+ QT chuyển đỏ: CO2, HCl (1)
\(CO_2+H_2O⇌H_2CO_3\)
+ QT ban đầu chuyển màu đỏ, sau đó quỳ tím mất màu: Cl2
\(Cl_2+H_2O⇌HCl+HClO\)
+ QT không chuyển màu: H2
- Cho 2 khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: HCl
\(Ca\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CaCl_2+2H_2O\)
b)
- Cho các khí tác dụng với dd Br2 dư:
+ Không hiện tượng: CO2, CH4 (1)
+ dd Br2 nhạt màu dần: C2H4
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
- Cho các khí ở (1) tác dụng với dd Ca(OH)2 dư:
+ Kết tủa trắng: CO2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4
Nhận biết các khí không màu sau bằng phương pháp hóa học: H2, O2, CO2, N2, Không Khí
Bước 1 : Trích mẫu thử
Bước 2 : Cho các mẫu thử vào nước vôi trong.Mẫu thử tạo vẩn đục trắng là CO2
\(Ca(OH)_2 + CO_2 \to CaCO_3 + H_2O\)
Bước 3 : Nung nóng các mẫu thử còn lại với Cu ở nhiệt độ cao. Mẫu thử nào làm chất rắn chuyển sang màu đen là O2
\(2Cu + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CuO\)
Bước 4 : Nung nóng các mẫu thử với CuO ở nhiệt độ cao.Mẫu thử nào làm chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ là H2
\(CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O\)
Bước 5 :Nung nóng hai mẫu thử trong 3000oC.Mẫu thử nào tạo khí không màu hóa nâu trong không khí là không khí.
\(N_2 + O_2 \rightleftharpoons 2NO\)
Dùng phương pháp hóa học để nhận biết 4 bình khí đã mất nhãn: N2, H2, CO2, SO2. Viết PTHH nếu có
Dẫn các khí lần lượt qua dung dịch Br2:
- Mất màu : SO2
Cho các khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 :
- Kết tủa trắng : CO2
Cho tàn que đốm đỏ lần lượt vào từng lọ khí còn lại :
- Khí cháy với màu xanh nhạt : H2
- Tắt hẳn : N2
\(SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow2HBr+H_2SO_4\)
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
Sục các khí qua $Br_2$ khí làm mất màu vàng cam của dung dịch là $SO_2$ các khí còn lại không có hiện tượng
Sục các khí còn lại vào bình chứa $Ca(OH)_2$ khí nào cho tạo kết tủa thì là $CO_2$ hai khí còn lại không cho hiện tượng
Hai khí còn lại đem dẫn qua CuO nóng đỏ, khí nào làm chất rắn từ đen chuyển đỏ thì đó là $H_2$
Khí còn lại là $N_2$
$Br_2+SO_2+H_2O\rightarrow HBr+H_2SO_4$
$CO_2+Ca(OH)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O$
$H_2+CuO\rightarrow Cu+H_2O$
Ta dung que dom dua vao moi lo khi :
Khi lam que dom chay voi ngon lua mau xanh nhat la khi hidro
Khi lam que dom vut tat la khi cacbonic va khi nito
Ta dan 2 chat khi la : khi cabonic va khi sunfuro qua nuoc voi trong , ta thay nuoc voi trong bi van duc
Pt : CO2 + Ca(OH)2 \(\rightarrow\) CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 \(\rightarrow\) CaSO3 + H2O
Chuc ban hoc tot
Giúp Mình vs ạ!!
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí sau. Viết PTHH
O2; H2; CO2
Cho tàn que đóm đỏ lần lượt vào từng lọ khí :
- Bùng cháy : O2
- Khí cháy với màu xanh nhạt : H2
- Tắt hẳn : CO2
Cho que đóm còn tàn đỏ vào 3 lọ khí :
+ Chất khí làm que đóm cháy sáng mãnh liệt : O2
+ Chất khí làm que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt : H2
+ Chất khí làm que đóm vụt tắt : CO2
Chúc bạn học tốt
1. em hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết ra mỗi khí sau: O2, N2, CO2. viết pthh ra ( nếu có )
2. hãy chọn ra các oxit trong các chất sau: CuO, SO2, HCl, CaCO3, KClO3, CO2, CaO, O2, O3.
3. các oxit sau thuộc loại oxit nào? gọi tên?
FeO, ZnO, CO2, CO, SO2, K2O, P2O3, N2O5.
1)
Trích mẫu thử
Sục mẫu thử vào dung dịch nước vôi trong :
- mẫu thử tạo vẩn đục trắng là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$
Nung nóng mẫu thử còn với Cu :
- mẫu thử làm chất chuyển từ màu nâu đỏ sang đen là $O_2$
$2Cu + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CuO$
- mẫu thử không hiện tượng là $N_2$
Câu 2 :
Oxit là $CuO,SO_2,CO_2$
Câu 3 :
- Oxit bazo :
$Fe_2O_3$ : Sắt III oxit
$ZnO $: Kẽm oxit
$K_2O$ : Kali oxit
- Oxit axit :
$CO_2 $ : Cacbon đioxit
$SO_2$ : Lưu huỳnh đioxit
$P_2O_3$ : Điphotpho trioxit
$N_2O_5$ : Đinito pentaoxit
- Oxit trung tính :
$CO$ : Cacbon monooxit