Vì sao việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển?
(1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật
(2) Bảo mệ môi trường sống của các loài sinh vật biển quý hiếm
(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như : rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều
(4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu…
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Đáp án:
Biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển: (1), (2), (3), (4).
Đáp án cần chọn là: B
Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Các khu bảo tồn thiên có mục đích:
A. Bảo vệ các loài vật nuôi và cây trồng
B. Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật
C. Bảo tồn sự đa dạng sinh học
D. Tạo mtr tốt nhất cho vật nuôi phát triển
Vì sao ứng dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi lại có tác dụng bảo vệ môi trường?
Tham khảo:
- Giảm lượng thức ăn không tiêu hóa: Chế phẩm sinh học trong thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giúp tiêu hóa hết lượng thức ăn hơn. Điều này giúp giảm lượng thức ăn không tiêu hóa được thải ra môi trường, giảm ô nhiễm môi trường.
- Giảm khí thải: Chế phẩm sinh học giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giúp giảm lượng khí metan và ammonia được phát ra từ phân của vật nuôi. Điều này giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tác động của khí nhà kính.
- Giảm lượng chất thải: Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giảm lượng chất thải được thải ra môi trường. Điều này giảm ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
- Tăng hiệu quả sản xuất: Sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi giúp tăng hiệu quả sản xuất với chi phí thấp hơn so với sử dụng các loại thuốc kháng sinh và chất bảo quản. Điều này giúp giảm tác động của chăn nuôi đến môi trường và đồng thời giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đọc thông tin và thảo luận nhóm về hiệu quả của các biện pháp dưới đây trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.
2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
4. Phòng chống cháy rừng.
Tham khảo!
Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).
3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).
4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Câu 1: trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật cho biết cá sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn hay cá mập hơn?
Câu 2: vì sao lại cho rằng hiện tượng đẻ con thai sinh nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm chiếm ưu thế nhất về sinh sản của động vật?
Giúp tớ với ạ!!!
Câu 1. Ý nghĩa:
Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.
Mình cũng không chắc mình nghĩ cá sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn.
Câu 2. .....
Cấu sấu có quan hệ họ hàng gần với rùa hơn, do cả 2 đều thuộc lớp bò sát
Câu 2 Vì
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và có các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
- thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng, phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định
- Con non, con sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ(bổ, ổn định và chủ động) không phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên
Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1). Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(2). Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
(3). Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(4). Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
1- sai vì cũng có các vi khuẩn sống tự dưỡng
2- Sai , vật chất được tái sử dụng thông qua chu trình tuần hoàn vật chất trong hế sinh thái
3- Sai , sinh vật đưa năng lượng vào trong hệ sinh thái là sinh vật sản xuất
4- Đúng
Đáp án D
Việt Nam với hơn 100 khu bảo tồn sinh thái trải dài từ Bắc vào Nam. Em hãy cho biết vai trò của các khi bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học là
Là nơi nuôi dưỡng các sinh vật đang bị săn bắt.
Là nơi phân phối việc khai thác và sử dụng các sản phẩm từ sinh vật
Là nơi các động thực vật quý hiếm sinh sống và phát triển
Là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Là nơi các động thực vật quý hiếm sinh sống và phát triển
Là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D.Là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải
(2) Trong hệ sinh thái,vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khu ẩn, nấm
(4) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Đáp án D
Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu sai:
(1) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải (có vi khuẩn lam là sinh vật sản xuất)
(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng (vật chất được tái sử dụng)
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khu ẩn, nấm (sai, là sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật sản xuất)