Tìm hiểu sự đa dạng sinh vật ở địa phương em và làm báo cáo thuyết trình.
Chọn một hệ sinh thái gần nơi em sống, tìm hiểu và viết báo cáo thu hoạch theo gợi ý sau:
• Xác định tên hệ sinh thái.
• Xác định các loài sinh vật có trong quần xã và nhận xét về sự đa dạng của quần xã trong hệ sinh thái này.
Tham khảo!
* Gợi ý:
- Tên hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông.
- Các loài sinh vật có trong quần xã: Cá chép, cá rô phi, tôm, tép, cua, con trai sông, con hến, ốc bươu vàng, cá lóc, rêu, bèo tây,…
- Nhận xét sự đa dạng của quần xã: Hệ sinh thái sông khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật sinh sống.
Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống.
Ví dụ: Đặc điểm và vai trò của sông ở Hà Nội.
- Đặc điểm:
+ Mạng lưới sông tương đối dày (gồm sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống,...).
+ Chế độ nước khá thất thường, mùa lũ lệch về thu đông.
- Vai trò:
+ Hệ thống trữ nước, cấp nước và tưới tiêu cho cây trồng;
+ Phát triển giao thông đường thủy;
+ Bồi tạo các bờ bãi tốt tươi,…
Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.
tham khảo
Vòng đời của muỗi:
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.
Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
– Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
– Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật qúy hiếm.
– Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..
Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
– Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
– Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
– Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương
nhớ tick
1. hãy tìm hiểu thêm về sinh trưởng, phát triển của thực vật hoặc động vật ở địa phương và viết một báo cáo khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được
Gợi ý:
a) Sinh trưởng ở các loài khác nhau thì khác nhau
b)Tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm tuỳ theo giai đoạn.
c)Ảnh hưởng của các nhân tố lên sự sinh trưởng phát triển của sinh vật .
Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Hãy tìm hiểu thêm về sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật ở địa phương và viết 1 báo cáo khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.
Tìm hiểu về tài nguyên đất ở địa phương (tỉnh/ thành phố) nơi em sinh sống và viết một báo cáo ngắn về một trong hai nội dung dưới đây:
Nội dung 1: Nhóm đất chủ yếu ở địa phương và giá trị sử dụng
Nội dung 2: Hiện tượng thoái hóa đất ở địa phương và biện pháp cải tạo
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Hiện tượng thoái hóa đất ở Tây Nguyên và biện pháp cải tạo
(*) Nội dung báo cáo:
A - Tình trạng thoái hóa đất ở Tây Nguyên
- Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016, khu vực Tây Nguyên hiện có hơn một triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường như hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc sỏi sạn.
- Trong thực tiễn vài năm gần đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên.
B - Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất
- Thoái hóa đất ở Tây Nguyên được gắn với các nguyên nhân:
+ Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm.
+ Canh tác nông nghiệp chưa hợp lý;
+ Thiếu các biện pháp bảo vệ đất;
+ Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày;
+ Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Biến đổi khí hậu hạn hán kéo dài…
C - Biện pháp cải tạo
- Biện pháp dài hạn:
+ Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng trong khu vực Tây Nguyên cần phải được đánh giá toàn diện về độ phì đất, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường, hiện trạng cơ sở hạ tầng cứng và mềm phục vụ sản xuất, để từ đó đề xuất rõ loại cây trồng/nhóm cây trồng (xen canh) và biện pháp canh tác tương ứng với từng loại đất.
+ Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hồ đập, xưởng chế biến, kho bãi và các hệ thống cung cấp vật tư đầu vào, hệ thống mua bán tiêu thụ sản phẩm…
- Biện pháp ngắn hạn:
+ Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất.
nêu nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học ở địa phương em, em sẽ làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học này
Nguyên nhân
- Các loại cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi như : bạch đàn , keo , xưa ,...
- Sự tàn phá tràn lan các khu rừng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống.
Biện pháp bảo vệ sự đa dạng
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế khai thác rừng bừa bãi để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ thực vật trong đó có thực vật quý hiếm.
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loại thực vật quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng.
- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật, có ý thức yêu thiên nhiên.
Nguyên nhân vì người dân địa phương em đã gần như chặt hết cây cối trong phường để bảo vệ sự đa dạng này em sẽ khuyên mọi người tại sao ko đc làm như vậy và nêu ra lợi ích của đa dạng thực vật
sự đa dạng của sinh vật ở địa phương em
Viết báo cáo tìm hiểu 1 số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương ?
Hãy lập dàn ý chi tiết cho báo cáo thuyết trình về vai trò của đa dạng sinh học đã học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6.
Vai trò của đa dạng sinh học
a. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất: Các loài sống trong cùng khu vực có quan hệ khăng khít đảm bảo sự tồn tại và ổn định của hệ sinh thái.
- Rừng tự nhiên điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nước, trong tự nhiên và là nơi ở của nhiều động vật.
- Nấm và vi khuẩn phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm đất thêm màu mỡ và làm sạch môi trường.
b. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người:
+ Cung cấp nước, lương thực, thực phẩm.
+ Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.
- Tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.