Tác hại khi vứt tụ điện bừa bãi, cách khắc phục.
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc vứt rác bừa bãi
Bạn tham khảo :
Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung.chính vì thế khi chúng ta đi ngoài đường sẽ không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, vỏ hoa quả… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi. Ngay ở trường học cũng vậy. Mặc dù các em học sinh luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều em thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm nó có phải thùng rác hay khôngCác bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm.Hãy bảo vệ môi trường !
Trong xã hội phát triển như hiện nay, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của con người đang có dấu hiệu tiêu cực, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường và nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi, tại các trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại. Mặc dù các tuyến đường đều được sắp xếp thùng rác với những khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định, thế nhưng hình ảnh những chiếc túi nilong, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa,… nằm lăn lóc trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn xuất hiện. Ngày 06/12/2018, sau trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Hành vi vứt rác ra đường và nơi công cộng không chỉ gây mất mĩ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.
viết đoạn kết bài cho đề thuyết minh về tác hại của việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.
câu 5: em hãy xếp những từ sau vào nhóm thích hợp: trồng cây gây rừng,vứt rác bừa bãi,tắt điện khi không sử dụng,sử dụng túi nilon bừa bãi,sử dụng nước cả khi không cần thiết,bảo vệ các loài thú quý hiếm. a] hoạt động bảo vệ môi trường ____________________________________________________________________ b] hoạt động gây hại môi trường _____________________________________________________________________
a là trồng cây gây rừng , tắt điện khi ko sử dụng , bảo vệ các loài gthú quý hiếm
b là còn lại
giúp mình ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
Viết bài văn nghị luận nói cho bạn biết tác hại của việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào.
Help mik với nha. (Ai làm đc và nhanh thì mik tick cho) :)
Xoay quanh môi trường giáo dục là hàng loạt những vấn đề đáng lưu tâm. Tốt có xấu có, mỗi một khía cạnh lại có hai mặt được đặt ra để bàn luận. Mà đặc biệt với giáo dục, bên cạnh chữ viết, kiến thức, thành tích thì ý thức của học sinh cũng là một mảng không kém phần quan trọng. Ấy vậy mà còn rất nhiều bạn có thể học tốt nhưng ý thức lại còn nhiều khiếm khuyết. Nổi cộm lên là hiện tượng xả rác bừa bãi ra sân trường.
Từ một khía cạnh khách quan nhất, có thể thấy vứt rác không chỉ có ở một vài học sinh mà là một nhóm gồm nhiều bạn và cũng không phải chỉ xuất hiện ở một số trường học mà gần như ở ngôi trường nào thì ta vẫn có thể bắt gặp, không nhiều thì ít.
Thật đáng chê trách với một số bạn sáng ngủ dậy muộn nên không kịp ăn sáng, mau mau chóng chóng phi xe đến trường và khi tiện đường đi qua quán bán đồ ăn sáng thì mua nhanh lấy cái bánh mì hay hộp xôi. Đến lớp có bạn nhanh chóng ăn luôn còn có một số bạn lại thập thò trong ngăn bàn ăn trong giờ học. Ăn xong thì lười nhác không chịu mang xuống thùng rác lại xả ngay ra lớp học. Hay còn là vài ba mẩu giấy nháp lén lút ném sang chỗ bạn khác. Hết giờ thi thì xé đề, giấy nháp ném bừa bãi ra phòng thi….
Rác cứ thế mà đầy rẫy trong lớp, ngoài sân. Thử hỏi xem cảnh quan trường học sẽ trở nên như thế nào? Mất đi mĩ quan trường lớp, ảnh hưởng đến danh tiếng của trường… Thầy cô vào lớp mất cảm hứng giảng bài, đôi khi lại phải tốn thời gian nhắc nhở ý thức của các bạn, tốn thời gian bắt các bạn phải thu dọn. Và trên hết, một lần vứt rác, lần sau lại thế lâu dần sẽ biến nó thành thói quen xấu, suy giảm ý thức của mỗi bạn học sinh, ảnh hưởng đến nhận thức của toàn trường.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Đầu tiên nó xuất phát từ sự lười biếng và vô trách nhiệm của mỗi người. Con bệnh lười biếng làm chùn bước chân tiến đến thùng rác để bỏ rác, thêm vào đó là việc không ý thức được tác hại của việc xả rác mà thậm chí là biết nhưng vẫn cố tình làm. Có khi là do thấy bạn khác làm vậy mà không bị sao nên cũng làm theo. Bên cạnh đó còn do nhà trường quản lí chưa nghiêm ngặt.
Để giảm thiểu mà thậm chí là xóa sạch những hành vi xả rác bừa bãi chính bản thân học sinh cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Sau đó là các hoạt động giáo dục, tuyên truyền ý thức cho các thành viên khác trong trường. Ban giám hiệu nhà trường cần có những biện pháp xử lí thỏa đáng cho các trường hợp vi phạm nội quy nhà trường mà đặc biệt là những hành vi liên quan đến ý thức của mỗi người học sinh như xả rác trong trường học. Chỉ khi có ý thức từ trong trường thì ra ngoài xã hội mình mới có thể nghiêm túc và đứng đắn hơn trong hành động.
Bên cạnh những học sinh có ý thức chưa tốt với những hành động sai lệch như vậy thì cũng còn rất nhiều bạn gương mẫu trong nội quy của nhà trường, vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn cảnh quan trường lớp. Đó là những tấm gương tiêu biểu cần được tuyên dương và noi theo.
Như vậy, xả rác trong trường học là một vấn đề đáng chú ý. Là một học sinh, nhận thức được điều này em tự hứa sẽ nói không với xả rác bừa bãi, tuyên truyền vận động bạn bè cùng nâng cao ý thức để bảo vệ một môi trường học tập xanh, sạch, đẹp.
Mọi người giúp mình với ạaaaaa.
Câu hỏi: Hãy nêu tác hại của nhà máy thủy điện gây ra và cách khắc phục.
Tác hại :
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường.
+ Ô nhiễm,bụi bẩn...
....
Cách khắc phục :
+ Không chặt rừng,đốt rừng.
+ Không xả rác.
+ Tuyên truyền khắp nơi.
( Thầy Hiếu dạy môn Địa và GDCD nè , mong thầy ghé qua ^^ )
Tham khảo:
Tác hại:Đánh bắt cá bị giảm, sạt lở bờ sông và tác động đến nông nghiệp dọc sông, nguồn nước cho sinh hoạt và sức khỏe. Ở các cửa sông hiện tượng xâm nhập mặn tăng lên. Những thay đổi gây ra các tác động xấu đối với nguồn lợi thủy sản. Một số loài không thể sống sót và sinh kế của các ngư dân bị đe dọa.
Cách khắc phục:Tham khảo thêm tài liệu nha
Vứt rác bừa bãi là thói quen của nhiều người, em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.
Rác thải hiện nay là một vấn đề rất nhức nhối đối với nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung bởi chúng ta rất hay bắt gặp được những túi rác ở bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Chính vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện nay vấn đề xả rác bừa bãi đang trở thành một vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng thì ý thức của người dân khi vứt rác lại càng thiếu ý thức, cho dù chiếc thùng rác ở cách chỗ họ không xa. Một số những nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ hay các hoạt động ngoài trời, khi mọi thứ kết thúc thì những nơi đó trở thành những đống rác khổng lồ được vứt tràn lan. Cảnh tượng này thật khủng khiếp. Hay ở công viên, nơi vui chơi giải trí mọi người sau khi ăn uống xong lại tiện tay vứt những bịch nilon xuống đất gây mất mĩ quan của nơi đó. Những hành động này xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sinh sống thế nhưng lại không có ý thực bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của chúng ta. Những hành động xả rác bừa bãi ấy thể hiện sự ích kỉ của mỗi cá nhân, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, không coi trọng sự sạch sẽ của những nơi công cộng. Chính từ những hành động vô ý thức ấy mà ven đường xuất hiện ngày càng nhiều những đống rác, sông hồ xuất hiện những chiếc bọc nilon nổi trên mặt nước gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài sinh vật khác. Những bãi rác khi tồn tại lâu ngày sẽ phân huỷ, bốc mùi hôi thối và sẽ ngấm ngược xuống đất, vào nguồn nước mà chúng ta sử dụng. Những bãi rác tự phát ấy còn là nơi sinh sống của những loài muỗi, loài ruồi gây nên bệnh tả hay loài chuột làm lây lan bệnh hạch. Điều đó đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Và hành vi xả rác bừa bãi ấy còn thể hiện sự vô ý thức của con người. Có thể nói rằng việc vứt rác bừa bãi không chỉ là một hành vi không đẹp mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống của con người. đây là một hành động sai trái cần lên án và phê phán để có thể chấm dứt được hiện trạng này, Mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi ra đường phố, nơi công cộng. Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức trước việc làm của mình. Mỗi người có ý thức một chút sẽ tạo nên một cộng đồng biết bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) trình bày nội dung theo cách diễn dịch, thuyết minh về những tác hại của việc sử dụng và vứt bao bì ni lông bừa bãi. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép. Hãy chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn em vừa viết.
Thanks m.n nhìu nha
Ngày nay ,túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Bao ni lông có rất nhiều tác hại, cho nên chúng ta phải hạn chế việc sử dụng bao ni lông.Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn vứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó,rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.
- thực trạng về rừng hiện nay
- tác hại của điều đó
- cách khắc phục
1) Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại.
Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 - 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%, trong đó:
1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3- Đắk Lắk 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6%
5- Bắc Kạn 48,4%
6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4%
8- Yên Bái 37,6%
9- Quảng Ninh 37,6%
10- Hà Giang 36,0%
11- Hoà Bình 35,8%
12- Phú Thọ 32,7%
13- Cao Bằng 31,2%
14- Lào Cai 29,8%
15- Lạng Sơn 29,3%
16- Lai Châu 28,7%
17- Bắc Giang 25,6%
18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.
2) Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Việc không khí, môi trường đất hay môi trường nước bị ô nhiễm đã khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh hay tim mạch tăng lên đáng kể.
3)
Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Trồng cây, gây rừng
Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
Tái chế rác thải
Phòng chóng ô nhiễm
Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
Sử dụng điện hợp lý
Hạn chế sử dụng túi nilon
: Xây dựng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận cho bài thuyết minh thuyết phục những người xung quanh em về một trong các vấn đề sau:
1. Không nên vứt rác bừa bãi.
2. Mất trật tự nơi công cộng là một thói quen xấu
: Tìm các câu rút gọn, cho biết thành phần bị rút gọn và khôi phục lại.
a. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
b. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
c. Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
d. Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn)
* Câu rút gọn là những câu in đậm và được khôi phục lại :
a. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
* Khôi phục : Người ta ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…
(Băng Sơn)
b. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
* Khôi phục : Phượng nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…
(Xuân Diệu)
c. Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
* Khôi phục : – Thôi ông đừng lo lắng. Ông cứ về đi.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
d. Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
* Khôi phục : Chúng mày có biết không? Chúng mày không còn phép tắt gì nữa à?