1) Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại.
Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 - 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%, trong đó:
1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3- Đắk Lắk 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6%
5- Bắc Kạn 48,4%
6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4%
8- Yên Bái 37,6%
9- Quảng Ninh 37,6%
10- Hà Giang 36,0%
11- Hoà Bình 35,8%
12- Phú Thọ 32,7%
13- Cao Bằng 31,2%
14- Lào Cai 29,8%
15- Lạng Sơn 29,3%
16- Lai Châu 28,7%
17- Bắc Giang 25,6%
18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.
2) Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Việc không khí, môi trường đất hay môi trường nước bị ô nhiễm đã khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh hay tim mạch tăng lên đáng kể.
3)
Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung
Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường
Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Trồng cây, gây rừng
Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học
Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời
Tái chế rác thải
Phòng chóng ô nhiễm
Sử dụng những sản phẩm hữu cơ
Sử dụng điện hợp lý
Hạn chế sử dụng túi nilon